Chứng minh quan điểm của mình, ông Tiến đã dẫn chứng lịch sử phát triển của một số quốc gia trên thế giới, ông cho biết: Trước năm 1990, Thượng Hải phát triển chủ yếu tại bờ Tây sông Hoàng Phố. Tuy vậy, với những nỗ lực phát triển vượt bậc, chỉ sau chưa đầy 30 năm, bờ đông Thượng Hải đã trở thành trung tâm tài chính và thương mại không chỉ của Thượng Hải mà còn của cả Châu Á. Từ năm 1990 đến năm 2017, nền kinh tế của Khu Đông đã tăng trưởng 160 lần, đạt 139 tỷ USD. Hiện nay, khu Đông là nơi sinh sống của 20% dân số và đóng góp ⅓ GDP cho thành phố này.
Thủ đô Seoul, Hàn Quốc trong những năm 1950-1960 cũng phát triển chủ yếu ở phía Bắc sông Hàn. Sau khi mở cửa và phát triển kinh tế mạnh mẽ từ thập niên 1970, nhiều khu đô thị vệ tinh đã được thành phố quy hoạch ở phía Nam, bên kia bờ sông Hàn. Rất nhiều công trình biểu tượng của Seoul đã được xây dựng tại khu phía Nam trong thời gian này như: tòa nhà 63 Building – tòa nhà cao nhất châu Á năm 1986, công viên chủ đề trong nhà và tổ hợp thương mại lớn nhất năm 1989.
“Thực tế, trước đây khu Tây từng được xem là trung tâm mới của Hà Nội. Sau gần 10 năm phát triển, khu Tây đã quá tải thì khu Đông trở thành hướng phát triển mới. Sự quy tụ của những đại đô thị như Ecopark, Vinhomes Riverside, Vinhomes Ocean Park 1-2-3 được đầu tư quy mô và tầm cỡ, cùng với quy hoạch Gia Lâm lên quận đang là đòn bẩy mạnh mẽ cho cực tăng trưởng phía Đông”, ông Tiến cho biết.
Bàn về câu chuyện phát triển, Nhà Báo Mạnh Quân - Người sáng lập Diễn đàn Người Mua Nhà cũng cho biết: “Tôi rất ngỡ ngàng về sự phát triển vượt bậc của phía Đông. Chỉ vài tháng không quay lại đã thấy khác biệt hẳn. Điều đặc biệt, quy hoạch khu Đông đi sau nên rất bài bản, khác hoàn toàn với khu Tây đã phát triển trước đó”.
“Nếu so sánh khu Phía Đông và phía Tây ta thấy một điều rất thú vị. Phía Tây phát triển trước nhưng sau nhiều năm vẫn lem nhem. Trong khi đó, khu Đông phát triển sau nhưng từng bước thay gia đổi thịt. Nơi đây như 1 thành phố mới (New city). Hiện nay văn hóa sống đang tập trung về khu Đông. Nơi đây đang hình thành những khu đô thị chuẩn mực, họ đầu tư những dự án mang tầm vóc quốc tế”, ông Quân nói.
Quan sát thực tế cho thấy, hiện khách hàng mua dự án khu Đông đa phần là khách hàng đến từ các quận trung tâm của Hà Nội. Những người đang quen với cuộc sống náo nhiệt, nhưng đã vượt qua tư tưởng sợ cảnh "ngăn sông cấm chợ" để tìm về một vùng đất bình yên hơn. Một đặc điểm nữa của thị trường khách hàng khu Đông là độ tuổi từ 25 - 44 chiếm đến 57% lượng khách đầu tư vào thị trường này.
Những siêu đô thị hiện đại đã hút mạnh giới trẻ đổ về khu Đông Hà Nội. Bên cạnh đó, thông tin về việc lên quận của huyện Đông Anh, Gia Lâm cũng là "cú hích" và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thị trường căn hộ khu Đông Hà Nội.
Bàn về xu hướng mua nhà khu Đông trong tương lai, Giám đốc Phát triển kinh doanh OneHousing cho biết: “Sau này người ta không quan tâm câu chuyện giá bất động sản là bao nhiêu, không quan tâm đến vị trí trong hay ngoài vành đai 3. Mà quan trọng đối với họ vị trí đó có xứng đáng xuống tiền. Thực tế trên thế giới, chỗ nào người giàu hay lui tới thì chỗ đó là vô giá. Và ở Việt Nam, khu Đông đang là lựa chọn cho rất nhiều người trẻ và người có tiền đổ về”.