Vì sao vẫn cần tài khoản định danh điện tử khi đã có căn cước công dân?

13/11/2023, 08:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bộ Công an cho rằng, việc định danh điện tử ngoài đáp ứng yêu cầu quản lý giao dịch trên môi trường không gian mạng, còn hạn chế được một số loại tội phạm hoạt động.

Việc ứng dụng định danh và xác thực điện tử đối với cá nhân còn đáp ứng yêu cầu quản lý đối với giao dịch điện tử trên môi trường không gian mạng, nhằm hạn chế hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây mất an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Thực tế hiện nay, công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử), mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở các cơ quan Nhà nước.

Khi sử dụng danh tính điện tử, hệ thống sẽ tự động điền thông tin của công dân vào các đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin bằng tay như lâu nay. Việc này sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai như trước nay đã làm.

Công dân có thể thay thế căn cước công dân (CCCD) vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế...

Theo Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử, tài khoản định danh điện tử ở mức 2 sẽ có giá trị sử dụng như CCCD đối với người Việt Nam, hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế đối với người nước ngoài.

Ngoài ra, khi cá nhân hoặc tổ chức cung cấp danh tính điện tử theo tài khoản định danh điện tử mức độ 2, bên sử dụng danh tính điện tử (cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có yêu cầu sử dụng danh tính số) không được yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ khác để chứng minh thông tin cá nhân đã cung cấp.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/vi-sao-van-can-tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-khi-da-co-can-cuoc-cong-dan-c46a1518212.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/vi-sao-van-can-tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-khi-da-co-can-cuoc-cong-dan-c46a1518212.html
Bài liên quan
TP Hồ Chí Minh: Sinh viên ngành sư phạm bất ngờ được nhận hơn 127 triệu đồng vào tài khoản
Nhiều sinh viên ngành sư phạm tại TP Hồ Chí Minh đã chia sẻ tin vui khi bất ngờ nhận được hơn 127 triệu đồng từ nhà trường chuyển vào tài khoản.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao vẫn cần tài khoản định danh điện tử khi đã có căn cước công dân?