Cùng ngày, Trường ĐH Nông Lâm cũng đã phối hợp đã với Hiệp hội các trường ĐH Việt Nam và các doanh nghiệp tổ chức hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam”. Đây là dịp để nhà trường lắng nghe những nhận xét, ý kiến đóng góp của nhà tuyển dụng, các nhà khoa học về chất lượng nguồn nhân lực, để từ đó điều chỉnh nội dung các chương trình ngành nghề đào tạo, cải thiện và nâng cao chất lượng sinh viên nhà trường cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam”. |
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng rằng, hội thảo lần này chúng ta thảo luận và đề xuất được các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới để các trường ĐH, cao đẳng trong khối đóng góp nhiều hơn, được ghi nhận và tạo điều kiện nhiều hơn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân của cả nước trong thời gian tới”.
PGS.TS. Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế chia sẻ tại hội thảo, |
Chuẩn chương trình đào tạo trình độ đại học lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm mục tiêu của chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo; khối lượng học tập của chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ; cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu.
GS.TS Nguyễn Thế Hùng - Chủ nhiệm CLB Khối đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chia sẻ tại hội thảo. |
Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo, coi chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường. Trong quá trình đào tạo, việc gắn kết với doanh nghiệp không chỉ tạo cho sinh viên địa bàn học tập mà còn giúp sinh viên làm quen với nghề nghiệp sau này và với cơ hội tìm kiếm việc làm.
Việc hợp tác và kết nối các cơ quan, đơn vị, nhà tuyển dụng trong quá trình đào tạo đang trở thành xu hướng tất yếu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, tiến tới tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.
Thông qua hội thảo lần này, trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế hướng đến mục tiêu đào tạo người tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng nền tảng rộng và kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng, có năng lực thực hành nghề nghiệp, có phẩm chất chính trị, đạo đức và nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và góp phần phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Đồng thời, thông qua đó, các chuyên gia sẽ cùng trao đổi, thảo luận để nâng cao chất lượng đạo tạo nguồn nhân lực, có các đề xuất kiến nghị phù hợp, kịp thời cho Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đề cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng hợp tác chặt chẽ với các công ty, doanh nghiệp để thực hiện sứ mạng, chức năng nhiệm vụ của mình trong đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam trong tương lai.
Các đại biểu tham gia giải đáp một số vấn đề liên quan về đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. (Ảnh: Đại Dương). |
Với triết lý giáo dục “Phát triển toàn diện – Gắn với thị trường lao động – Hội nhập quốc tế”, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng đào, tuyển sinh, trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế luôn luôn quan tâm tới việc làm sinh viên sau khi ra trường. Thông qua các hoạt động này, trường tiếp tục khẳng định thương hiệu, vị thế với toàn xã hội là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, sản phẩm khoa học – công nghệ tiên tiến, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn cho miền Trung, Tây Nguyên và cả nước theo hướng hội nhập và phát triển.