Việt Nam dùng chiến lược thọc sâu vùng 600 tỷ USD gây sốt Thế giới

Vy Lam | 10/06/2023, 06:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong bối cảnh ngành công nghiệp trị giá 600 tỷ USD đang trở thành trụ cột của nền kinh tế toàn cầu thì trọng tâm chiến lược của Việt Nam rất khôn ngoan" – Viện ISEAS-Yusof Ishak nhận định.

Sau đó, các công ty lớn khác trên toàn cầu, bao gồm Samsung, Qualcomm, Texas Instruments, SK Hynix, Hayward Quartz Technology, Synopsys và NXP Semiconductors, đã gia nhập thị trường Việt Nam.

Nhiều điều cần làm

Tuy có bước phát triển lớn nhưng vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn vẫn đang giới hạn ở việc lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói. Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài.

Do đó, theo ISEAS-Yusof Ishak, Việt Nam cần tiến hành một số cải cách để tăng cường năng lực sản xuất chất bán dẫn trong nước.

Đầu tiên, mặc dù có nguồn nhân tài công nghệ dồi dào, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin nhưng hệ thống đào tạo của Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ vẫn còn chậm, nhất là trong việc tạo ra nguồn nhân lực cần thiết.

Chẳng hạn, Đại học Quốc gia Hà Nội – trung tâm đào tạo kỹ sư bán dẫn lớn nhất của Việt Nam – chỉ đào tạo được khoảng 500 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này mỗi năm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành công nghiệp đang phát triển.

[ISEAS] Việt Nam dùng chiến lược khôn ngoan thọc sâu vùng 600 tỷ USD gây sốt TG: Làm được 3 điều này sẽ chắc chắn vị trí top đầu - Ảnh 3.

Việt Nam có thể biến ‘cơn sốt chip’ thành cuộc marathon bài bản, đảm bảo vị thế dẫn đầu.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp công nghệ trong nước tại Việt Nam đang tăng lên nhưng hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài Viettel và FPT, chưa có nhiều công ty được trang bị để leo lên nấc thang của ngành công nghiệp bán dẫn.

Tính đến năm 2011, 99% linh kiện phần cứng của Việt Nam trong ngành Công nghệ thông tin được nhập khẩu. Với hạn chế này, việc xây dựng cơ sở cung ứng đáng tin cậy trong nước trở thành một thách thức.

Cũng theo ISEAS-Yusof Ishak, luật chuyển giao công nghệ năm 2006 của Việt Nam chưa yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cho đối tác địa phương.

Tuy chính sách này khuyến khích các công ty công nghệ cao toàn cầu đầu tư vào Việt Nam mà không lo mất bằng sáng chế nhưng về lâu dài, nếu không có các ưu đãi chuyển giao công nghệ hoặc hỗ trợ chính sách rõ ràng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn với các đối tác toàn cầu.

Biến ‘cơn sốt chip’ thành cuộc đua marathon

Bất chấp những hạn chế như hiện nay, Viện ISEAS-Yusof Ishak nhận định rằng, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam vẫn có tương lai đầy hứa hẹn.

Cuối năm 2022, Samsung đã khánh thành trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D) trị giá 220 triệu USD tại Hà Nội và công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt chip tại Việt Nam từ giữa năm 2023.

Đầu năm nay, Intel cũng đánh tiếng về kế hoạch đầu tư lớn vào Việt Nam, ước tính trị giá hơn 1 tỷ USD. Đây là dấu hiệu cho thấy những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này.

Amkor Technology, công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn thuê ngoài, cũng cho biết sẽ mở nhà máy tại Việt Nam vào cuối năm nay.

Theo ISEAS-Yusof Ishak, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trở nên phụ thuộc vào chất bán dẫn hơn bao giờ hết, việc định vị chiến lược và tiếp tục tập trung vào lĩnh vực này có thể giúp Việt Nam thu được những lợi ích đáng kể.

"Bằng cách tăng cường hệ thống đào tạo, đổi mới trong nước và xây dựng chiến lược rõ ràng, Việt Nam có thể biến ‘cơn sốt chip’ thành cuộc marathon được lên chiến lược bài bản, đảm bảo vị thế trong top đầu cuộc cách mạng bán dẫn" – Bài phân tích của ISEAS-Yusof Ishak kết luận.

Theo Nhịp sống thị trường
https://markettimes.vn/iseas-viet-nam-dung-chien-luoc-khon-ngoan-thoc-sau-vung-600-ty-usd-gay-sot-tg-lam-duoc-3-dieu-nay-se-chac-chan-vi-tri-top-dau-31052.html
Copy Link
https://markettimes.vn/iseas-viet-nam-dung-chien-luoc-khon-ngoan-thoc-sau-vung-600-ty-usd-gay-sot-tg-lam-duoc-3-dieu-nay-se-chac-chan-vi-tri-top-dau-31052.html
Bài liên quan
Hình ảnh Hai Bà Trưng xuất hiện trong chiếc đồng hồ xa xỉ của Thụy Sỹ
Hãng đồng hồ Thụy Sỹ Christophe Claret mới đây giới thiệu bộ sưu tập mới mang tên Legend, trong đó có mẫu đồng hồ mang hình ảnh Hai Bà Trưng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam dùng chiến lược thọc sâu vùng 600 tỷ USD gây sốt Thế giới