Việt Nam sở hữu loài gỗ quý chỉ 3 nước có: ‘Cơn sốt’ săn lùng tràn qua để lại 2 quần thể duy nhất sống sót

Tùng Chi | 28/07/2023, 19:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đây là loài cây rừng quý hiếm, xuất hiện hơn 10 triệu năm trước và… sinh cùng thời với khủng long ở “kỷ băng hà”.

Một gốc cây thủy tùng hơn 300 năm tuổi. Ảnh: Báo Đắk Lắk

Những người đi săn sẽ dùng cây sắt mảnh nhọn, dài khoảng 3m để xăm tìm gỗ. Khi xăm được thủy tùng, người ta sẽ lặn xuống để xác định chiều cao và đường kính khúc gỗ, sau đó thay phiên nhau cưa. Nếu là gỗ lớn, đường kính khoảng 80cm thì có khi phải lặn cưa mất mấy ngày. Quá trình cưa và đưa gỗ vào bờ có khi mất cả chục ngày đối với những cây gỗ thủy tùng lớn.

“Cơn sốt” về khả năng chữa bách bệnh của thủy tùng, kèm theo thú chơi cây quý của các đại gia khiến loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Giá thủy tùng cũng bị đẩy lên rất cao khi người người, nhà nhà đua nhau săn lùng cây quý.

Ghi nhận ở thời điểm 2019-2010 cho thấy, một mét khối gỗ thủy tùng có giá từ 150 triệu đồng trở lên, một cặp lộc bình cao chừng gang tay đã có giá 3-4 triệu đồng, loại cao 1,6 mét, đường kính 45-50cm có giá 60 đến 70 triệu đồng…

Đến nay, những cây thủy tùng còn sót lại ở hai huyện Ea H’leo, Krông Năng và thị xã Buôn Hồ được xem là báu vật, “có cả núi tiền cũng không mua nổi”.

Việt Nam nhân giống thành công, bảo vệ ‘báu vật’ vô giá

Trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao của thủy tùng, các cơ quan quản lý của Việt Nam và các viện nghiên cứu đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ, cũng như nhân giống loài cây này.

Năm 2007, báo Tiền Phong đưa tin, lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã thành công với việc nhân giống trong ống nghiệm đối với thủy tùng, tăng cơ hội tồn tại cho loài cây quý. Trước đó, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh đã tiến hành giâm cành để tạo giống thủy tùng trong nhiều năm nhưng kết quả rất hạn chế.

Sau một năm rưỡi dày công tiến hành các thí nghiệm phức tạp, đến giữa năm 2007, mầm rễ đầu tiên bắt đầu nhú ra trong sự vui mừng khôn xiết của các nhà khoa học.

Việt Nam sở hữu loài gỗ quý chỉ 3 nước có: ‘Cơn sốt’ săn lùng tràn qua để lại 2 quần thể duy nhất sống sót - Ảnh 3.

TS Trần Vinh bên cây thủy tùng ghép một năm tuổi. Ảnh: Công an Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, vào năm 2011, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt dự án bảo tồn loài cây quý. Tháng 8/2012, Ban Quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh thủy tùng đã được thành lập, các cán bộ trong ban túc trực canh giữ 24/24 giờ để bảo vệ 2 quần thể thủy tùng duy nhất còn sót lại.

Trung tâm Lâm Nghiệp Nhiệt đới Gia Lai thì nghiên cứu phương pháp ươm hom thủy tùng. Từ cuối năm 2015, nhóm nghiên cứu của Trung tâm đã nhân giống được khoảng 1.000 cây và tiến hành trồng thử nghiệm 200 cây tại Đắk Lắk, cũng như Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Kon Hà Nừng (Gia Lai).

Tuy nhiên, do phần lớn các cây thủy tùng còn lại trong tự nhiên đều đã già cỗi, sức sinh trưởng kém nên việc thu hái hom phù hợp cho giâm hom gặp nhiều khó khăn.

Một phương pháp khác là nhân ghép trên cây bụt mọc, do TS. Trần Vinh - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu thành công, đã được trồng thử nghiệm tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước, Lâm Đồng.

Theo ghi nhận của báo Đắk Lắk vào tháng 4/2022, các cây thủy tùng được ghép chồi theo phương pháp này đang phát triển tốt. Số cây thủy tùng do do TS. Trần Vinh ghép trên cây bụt mọc trồng tại Trạm Trấp K’so đã có chiều cao trên 5m, đường kính từ 15-25cm.

Theo Phụ nữ số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/xa-hoi/viet-nam-so-huu-loai-go-quy-chi-3-nuoc-co-con-sot-san-lung-tran-qua-de-lai-2-quan-the-duy-nhat-song-sot-c71a27899.html
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/xa-hoi/viet-nam-so-huu-loai-go-quy-chi-3-nuoc-co-con-sot-san-lung-tran-qua-de-lai-2-quan-the-duy-nhat-song-sot-c71a27899.html
Bài liên quan
Tăng cường trải nghiệm giáo dục hai chiều Việt Nam – Nhật Bản
Tập đoàn FPT vừa công bố kế hoạch mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản, quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về giáo dục và công nghệ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam sở hữu loài gỗ quý chỉ 3 nước có: ‘Cơn sốt’ săn lùng tràn qua để lại 2 quần thể duy nhất sống sót