Được chụp vào tháng 9 năm ngoái bởi Solar Orbiter của ESA, bức ảnh này mang lại một cái nhìn cận cảnh về ngôi sao của chúng ta, cho thấy khu vực chuyển tiếp hỗn loạn giữa sắc cầu và nhật hoa - hai lớp ngoài cùng của bầu khí quyển Mặt Trời. Những khu vực sáng hơn trong bức ảnh là khu vực nơi nhiệt độ lên tới khoảng 1 triệu độ C, trong khi những khu vực nguội hơn trông tối hơn một chút vì chúng hấp thụ bức xạ.
Bức ảnh này ghi lại một tập hợp những hiện tượng khắc nghiệp ở Mặt Trời. Những vệt mờ ở góc dưới bên trái của bức ảnh là "rêu nhật hoa" - những cấu trúc hình thành ở nơi những vòng lặp plasma khổng lồ đi theo các đường sức từ lên cao trong quyển Mặt Trời.
Gần chân trời, những cấu trúc cao vọt lên tới hàng nghìn kilomet trên bề mặt Mặt Trời là những cột plasma. Một khu vực tối lơ lửng ở bên trái của đoạn video mà bạn thấy dưới đây cho thấy mưa nhật hoa - những khối plasma dày đặc lăn trở lại xuống bề mặt Mặt Trời sau khi vươn cao trên các vòng nhật hoa. Và vào khoảng 22 giây trong video, một vụ phun trào plasma khổng lồ - cao hơn cả kích thước của Trái Đất - đã bùng lên.
Những đặc điểm này của Mặt Trời là kết quả của các rối loạn trong các đường sức từ rối của Mặt Trời. Những rối loạn từ trở nên phổ biến hơn gần đỉnh của chu kỳ hoạt động 11 năm của Mặt Trời, được gọi là cực điểm Mặt Trời - một thời kỳ mà các nhà khoa học cho rằng có thể đang diễn ra ngay bây giờ. Từ tháng 9 năm ngoái, sự gia tăng trong hoạt động của Mặt Trời đã rõ ràng.
Solar Orbiter (Vệ tinh quan sát Mặt Trời) của ESA đã ghi lại đoạn phim này ở khoảng cách khoảng 43 triệu km tính từ Mặt Trời - khoảng một phần ba khoảng cách trung bình từ Trái Đất tới Mặt Trời. May mắn thay, Cùng ngày đó, tàu Parker Solar Probe của NASA đã lướt qua cách Mặt Trời chỉ 7,2 triệu km, cho phép hai tàu không gian này theo dõi những đặc điểm dữ dội này của Mặt Trời và đo lượng bức xạ giải phóng từ đó cùng một lúc.
R.T
Theo Live Science