Theo quy định, với bất cứ thông tin nào kể trên bị sai, visa đó đều không được chấp nhận cho nhập cảnh. Khách phải là người chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện ra lỗi sai sớm, họ buộc phải làm lại visa mới và không được hoàn tiền cho visa bị sai.
Có trường hợp cả hai vợ chồng khách cùng sai một thông tin nào đó. Có khách không phát hiện ra lỗi sai cho đến khi có mặt ở sân bay, kết cục họ bị từ chối cho lên máy bay.
CEO một công ty lữ hành chuyên đón khách inbound tại Hà Nội chia sẻ, tháng 3, công ty có đoàn khách từ Ấn Độ, hạ cánh tại Đà Nẵng, quá cảnh tại Tân Sơn Nhất và được chấp thuận nhập cảnh tại sân bay này.
Có trường hợp khách tự nộp đơn xin visa điện tử vài ba lần không lấy được visa. Sau mỗi lần như vậy, họ nhận được email trả lời cần bổ sung ảnh mới, hay phải gửi lại mặt hộ chiếu. Nhưng vài ngày sau, họ lại nhận được email yêu cầu gửi lại những giấy tờ đó do vẫn không hợp lệ. Khi ấy đã quá trễ thời gian, khiến khách bối rối, bực tức, phải nhờ các đơn vị làm dịch vụ xin visa can thiệp”, vị giám đốc kể.
Ở đây, lãnh đạo công ty du lịch nhận xét, dường như việc tiếp nhận hồ sơ xin visa trực tuyến đang được làm quá thủ công. Trong khi, yếu tố con người là rất quan trọng trong việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, giảm phiền hà cho khách. Hoặc khi khách có sai sót, cần hỗ trợ hoặc có biện pháp giảm thiểu sự sai sót đó.
Bà Nghiêm Thúy Hà nhìn nhận, rõ ràng chủ trương là rất tốt nhưng quan trọng là khâu thực thi. Bà cho rằng, cần có nhiều hơn cán bộ giỏi tiếng Anh và tương tác thân thiện, hiếu khách ở cửa khẩu.
Danh sách được Việt Nam cấp thị thực điện tử lại ngắn, với 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi, ngay sát Việt Nam, Lào năm 2019 mới tiến hành cấp evisa cho khách quốc tế, nhưng con số này đã lên tới 160, gấp đôi Việt Nam.
Do đó, trừ một số quốc gia châu Phi, có vấn đề về chính trị hay liên quan đến khủng bố, cần mở rộng danh sách các nước được cấp evisa. Theo bà Hà, nên sớm bổ sung một số quốc tịch thân thiện về du lịch với Việt Nam như Thổ Nhĩ Kỳ, Srilanka, Nam Phi...