"Xoay như chong chóng" vẫn hạnh phúc với nghề

Hải Bình | 05/03/2022, 06:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến công việc "xoay như chong chóng" để thích ứng. Nhưng trong bối cảnh đó, thầy cô vẫn có cách để làm việc tốt, hạnh phúc với công việc.

Học trò không chỉ cần một thầy cô giỏi chuyên môn, mà còn phải biết cảm thông, chia sẻ; có như thế năng lực của các em mới được thể hiện và phát huy một cách tối đa nhất" - cô Trần Thị Hội bày tỏ.

Cô Vũ Thị Anh, giáo viên Trường THPT Ân Thi, Hưng Yên.

Hạnh phúc là sẻ chia

Với cô Vũ Thị Anh, giáo viên Trường THPT Ân Thi, Hưng Yên, hằng ngày ngoài giờ lên lớp dạy trực tuyến, cô phải soạn giảng bài giảng điện tử, chắt lọc các kiến thức cơ bản để giao nhiệm vụ cho học sinh sau mỗi giờ học.

Khi học sinh trở lại trường học, nhiệm vụ của cô vất vả hơn khi vừa dạy trực tiếp, kết hợp trực tuyến trong lớp học. Giáo viên chủ nhiệm còn thêm nhiệm vụ hằng ngày cập nhật số liệu học sinh F0, F1 vào phần mềm; trao đổi với phụ huynh học sinh để theo dõi. Giáo viên chủ nhiệm đồng thời là “nhà tư vấn tâm lý”, “cố vấn” cho học sinh cuối cấp làm hồ sơ, xét tuyển vào các trường đại học, lựa chọn các khối thi, trường thi sao cho phù hợp với lực học...

Vất vả, nhưng với tâm huyết và tình yêu nghề, cô Vũ Thị Anh cho biết vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngoài giảng dạy chuyên môn, công tác chủ nhiệm, cô còn được phân công phụ trách chính đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử. Trong kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh vừa qua, đội tuyển Lịch sử cô phụ trách có 4 học sinh đi thi và cả 4 đều đoạt giải, với 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích.

“Cái khó, ló cái khôn”, học sinh học trực tuyến cũng đã quen, giáo viên thành thạo trong sử dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, lớp học ở Trường THPT Ân Thi được trang bị 100% máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bảng thông minh, micro nên giáo viên không cảm thấy khó khăn, vất vả với thiết bị, công nghệ dạy học.

Chia sẻ điều này, cô Vũ Thị Anh cho rằng, trong khó khăn, một trong những hạnh phúc lớn nhất mà mình nhận được là sự sẻ chia. Đồng nghiệp chia sẻ với nhau công việc lúc dịch bệnh, hỗ trợ nhau trong giảng dạy. Thầy/cô và học sinh tin yêu, trân quý nhau.

“Để luôn cảm thấy hạnh phúc với nghề dạy học, theo tôi môi trường làm việc cần an toàn - an toàn cả về thể chất và tinh thần. Theo đó, trường học đáp ứng cơ sở vật chất, nhân lực để bảo đảm an toàn cơ bản. Quản lý nhà trường, giáo viên, nhân viên, học sinh nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của bản thân; những quy định pháp lí mà họ được bảo vệ, phải tuân thủ, và nhất là có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình” – cô Vũ Thị Anh chia sẻ.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/day-hoc-xoay-nhu-chong-chong-trong-dich-benh-thay-co-van-hanh-phuc-voi-nghe-F6VdacY7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/day-hoc-xoay-nhu-chong-chong-trong-dich-benh-thay-co-van-hanh-phuc-voi-nghe-F6VdacY7g.html
Bài liên quan
Nền tảng của trường học hạnh phúc
Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các nhà trường tại Vĩnh Phúc vẫn có nhiều giải pháp để học sinh được hạnh phúc khi đến trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"Xoay như chong chóng" vẫn hạnh phúc với nghề