Đơn cử như với Vinamilk – thương hiệu ngành F&B có giá trị cao nhất năm 2022 (theo Forbes) - liên tục đầu tư các công nghệ, giải pháp xanh, bền vững tại hệ thống trang trại và nhà máy sản xuất, cho thấy sự cam kết và nỗ lực với định hướng bền vững ở tầm chiến lược và dài hạn.
Hiện nay, 13 trang trại, 10 nhà máy của Vinamilk đã lắp đặt năng lượng mặt trời, song song đẩy mạnh các năng lượng xanh như Biomass, CNG (tại nhà máy), Biogas (tại trang trại). Tại nhà máy, 87% năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch đã được thay thế bởi năng lượng xanh, sạch từ Biomass, CNG; 15%-20% điện sử dụng được khai thác từ năng lượng mặt trời. Vinamilk cũng xây dựng mô hình trang trại bò sữa sinh thái Green Farm, Hữu cơ Organic, thực hành chăn nuôi bò sữa theo định hướng nông nghiệp bền vững.
Siêu nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk với công suất 800 triệu lít sữa/năm, giảm phát thải tới 10.000 tấn CO2/năm nhờ các giải pháp công nghệ “xanh” hơn
Song song với những biện pháp cắt giảm khí nhà kính, Vinamilk thực hiện và hoàn thành trồng 1 triệu cây xanh cho Việt Nam. Tiếp đó, là hoạt động trồng cây hướng đến Net Zero, giai đoạn 5 năm từ 2023 đến 2027. Gần đây nhất, doanh nghiệp này cũng đã công bố Nhà máy và trang trại bò sữa Vinamilk tại Nghệ An được Viện tiêu chuẩn Anh Quốc - BSI (Anh) và Bureau Veritas (Pháp) chứng nhận đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014. 100% cửa hàng Vinamilk trên toàn quốc đang sử dụng túi làm từ nhựa tái chế, các muỗng nhựa, ống hút nhựa và màng co đang được doanh nghiệp này cắt giảm có lộ trình.
Có thể nói, câu chuyện của Vinamilk là điển hình của một doanh nghiệp F&B trong làn sóng chuyển đổi xanh, minh họa một cách rõ nét cho sự chuyển dịch tất yếu của lĩnh vực quan trọng này tại Việt Nam và trên thế giới.
Vinamilk sử dụng các túi mua hàng được làm từ 100% nhựa tái chế tại các cửa hàng Giấc mơ sữa Việt
Net Zero - Bài toán khó, nhưng không thể không giải
Deloitte cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực bằng cách làm giảm năng suất cây trồng, mỗi độ C tăng lên trong nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể làm giảm sản lượng lúa mì tới 6%, gạo tới 3,2%, ngô tới 7,4%, và đậu nành lên đến 3,1%.
Cũng cần nhìn nhận rằng, bên cạnh những giải pháp mà doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện, nhiều vấn đề về kiểm soát phát khí nhà kính thải đều nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp F&B. Ước tính khoảng 80% lượng khí thải thuộc Phạm vi số 3 (Scope 3: tiêu dùng, vận chuyển, đầu tư…), ví dụ khi người tiêu dùng vứt bỏ thực phẩm trước khi tiêu thụ hay xả thải bao bì không đúng quy định.
Do đó, song song với việc cắt giảm khí nhà kính từ nội tại, các doanh nghiệp cũng tích cực thực hiện nhiều chương trình để tạo ra tác động lên cộng đồng, hình thành nhận thức, lối sống xanh đến cộng đồng như phân loại, tái chế rác hay trồng cây xanh.
Chuỗi hoạt động tại trường học của Vinamilk giúp trẻ em, những thế hệ người tiêu dùng tương lai, nâng cao nhận thức về môi trường
Trong tiến trình này, sự lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng đối với những sản phẩm xanh, bền vững; quyết định của nhà đầu tư lựa chọn dòng cổ phiếu – doanh nghiệp ESG để rót vốn; hay nhà nước, chính phủ xây dựng chính sách, hành lang pháp lý để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển bền vững – đều sẽ là những động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi của những doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu về PTBV như Net Zero.