Xử trí các tình huống liên quan người nhiễm Covid-19 tại nhà

Tùng Bách | 07/08/2021, 15:03
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Quản lý sức khỏe người nhiễm Covid-19 tại nhà có hai vấn đề phải luôn được chú trọng là nhanh và nóng.

Đảm bảo hỗ trợ nhanh

Theo Sở Y tế TP.HCM, để đảm bảo người nhiễm Covid-19 cách ly tại nhà được quản lý và theo dõi sức khỏe, kịp thời được hỗ trợ y tế khi có các triệu chứng chuyển nặng thì đã có hướng dẫn.

Theo đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP. Thủ Đức và các quận, huyện và phường, xã chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khỏe những người nhiễm mới được cách ly tại nhà.

Việc làm này hướng đến mục tiêu phát hiện những dấu hiệu chuyển nặng và can thiệp điều trị kịp thời nhất.

Vừa qua, Tổ công tác của Bộ Y tế đã có buổi tập huấn, hướng dẫn cho các phường của quận Bình Tân về việc vận hành và hoạt động các tổ phản ánh ứng nhanh cấp phường. Các tổ này như cánh tay đắc lực từ cơ sở góp phần quan trọng trong công tác quản lý sức khỏe người nhiễm Covid-19 tại nhà.

huan-luyen.jpg
Huấn luyện xử trí các tình huống liên quan người nhiễm Covid-19 tại nhà

Đại diện Tổ công tác, BS Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có những hướng dẫn chi tiết. Theo ông Tuấn, trước khi đưa các tổ phản ứng nhanh này vào hoạt động thì đã lập 11 tổ giáo viên tư vấn qua điện thoại.

Họ nắm kỹ, nắm chắc danh sách các ca nhiễm Covid-19 đang quản lý ở nhà. Hàng ngày/đêm họ sẽ điện thoại đến hỏi thăm kỹ từng chi tiết, biểu hiện của sức khỏe người nhiễm.

Còn 11 tổ phản ứng nhanh ở 11 phường và một tổ ở Trung tâm Y tế quận sẽ làm nhiệm vụ xử trí khi có thông tin bất thường về ca nhiễm. Giữa các tổ phản ứng nhanh với các tổ giáo viên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương trợ, thông tin cho nhau.

Đặc biệt, ở tất cả các phường của của Bình Tân đã bố trí được ô tô vận chuyển người mới nhiễm Covid-19 đang theo tại nhà khi cần.

Các tổ phản ứng nhah tại mỗi phường sẽ gồm bác sĩ, điều dưỡng của Trạm y tế, Trung tâm y tế, bệnh viện… công an, đoàn viên. Trong đó nhân viên y tế chịu trách nhiệm chính trong sơ cấp cứu.

Bất kể khi nào nhận được cuộc gọi của người dân trên địa bàn, tổ phản ứng nhanh phải đánh giá mức nguy cơ và dựa vào triệu chứng người gọi để quyết định đưa xe vận chuyển đến tận nhà người dân.

Xe vận chuyển phải trang bị bình oxy

Để xử trí giúp người nhiễm đang được quản lý, cách ly tại nhà tốt nhất, các xe vận chuyển phải đảm bảo trang bị bình oxy, dụng cụ thở oxy, máy đo SpO2.

Trong trường hợp xe đã được huy động cho trường hợp khác thì gọi 115 để được hỗ trợ. Nếu người nhiễm có Spo2 trên 97%, không có triệu chứng bất thường thì hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà.

Nếu SpO2 từ 95 đến 96% kèm triệu chứng sốt, ho, đau họng, tức ngực…cho người bệnh thở oxy qua mũi; vận chuyển đến cơ sơ cách ly tập trung. Với các trường hợp nặng hơn, ngành y tế TP.HCM cũng có các hướng dẫn cụ thể.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, BS Đinh Anh Tuấn nhấn mạnh với các tổ phản ứng nhanh: Khi người nhiễm được quản lý ở gia đình gọi các tổ đến thì quan sát cho thật kỹ càng các dấu hiệu lâm sàng, đo SpO2 ngay.

Căn cứ vào thực tế, nếu nhận thấy dấu hiệu lâm sàng biểu hiện nặng thì liên hệ khẩn cho Trung tâm y tế để có các biện pháp sắp xếp nhận bệnh. Người thông thạo đường là các đoàn viên thanh niên ở các phường. Vậy nên khi trong các tổ có thành viên này họ sẽ dẫn đường nhanh nhất.

Tại buổi tập huấn, BS Đinh Anh Tuấn còn trao cơ số lớn quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính chắn giọt bắn… do BS Tuấn vận động tài trợ được từ các mạnh thường quân cho các tổ phản ứng nhanh. Ông Tuấn mong muốn mỗi thành viên trong các tổ hãy giúp người nhiễm Covid-19 một cách tốt nhất.

Bài liên quan
Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6h ngày 23/8
Chiều 6/8, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh có Công điện số 18 về việc tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch Covid-19

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xử trí các tình huống liên quan người nhiễm Covid-19 tại nhà