Trong đó Sydney, Tokyo, Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ trở thành nhóm thành phố có công suất hoạt động vượt qua mức 1 Gigawatt (GW) trong 2,3 năm tới. Các thị trường mới nổi cũng đang phát triển nhanh chóng, với Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đều đang trên đà tăng trưởng tốt trong vòng 5 đến 7 năm tới.
Báo cáo của Cushman & Wakefield cũng cho thấy quy mô ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu. Trong 5 thị trường hàng đầu, quy mô trung bình của các trung tâm dữ liệu đang được xây dựng tăng 32% lên 20MW, từ mức trung bình 15MW của các cơ sở hiện đang hoạt động.
Pritesh Swamy, Giám đốc Nghiên cứu & Tư vấn Trung tâm Dữ liệu của Cushman & Wakefield APAC và EMEA cho rằng, các trung tâm dữ liệu còn nhiều dư địa phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương so với các khu vực khác.
Việt Nam là thị trường trung tâm dữ liệu mới nổi do chỉ có một số ít công ty đa quốc gia tại nước ta có nhu cầu dữ liệu cao. Tuy nhiên, do Việt Nam còn thiếu cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu nhất trong khu vực, mở ra cơ hội lớn.
Trong đó, Tp.HCM đã triển khai hơn một nửa công suất hoạt động điện của toàn quốc gia và nền kinh tế sôi động của thành phố, quá trình số hóa và nhu cầu về dịch vụ đám mây ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy số lượng phát triển trung tâm dữ liệu ngày càng tăng. Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đã tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022. Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company ước tính tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ tiếp tục ở mức 31% cho đến năm 2025.
Chuyên gia Cushman &Wakefield nhận định, khung pháp lý cho trung tâm dữ liệu ở Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng chính phủ đang tích cực xây dựng các quy định rõ ràng hơn về bảo vệ dữ liệu và dịch vụ trung tâm dữ liệu trong nước. Việc công bố nghị định mới có thể ảnh hưởng đến thị trường trong ngắn hạn nhưng được kỳ vọng sẽ củng cố nền tảng bảo mật thông tin của thị trường trong dài hạn.