'Xung đột Trung Đông mở lối thoát cho Mỹ khỏi Ukraine'

Kiên Bùi | 17/10/2023, 17:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Earl Rasmussen, việc chính phủ Mỹ cam kết sẽ đồng thời hỗ trợ cả Israel và Ukraine là điều không thể.

Lối thoát cho Mỹ

Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố sẽ hỗ trợ quân sự cho cả Ukraine và Israel.

Tuy nhiên, Earl Rasmussen cho rằng việc hỗ trợ trên nhiều mặt trận như vậy là không bền vững và sẽ làm suy giảm thêm khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ.

"Nếu có sự lựa chọn, nếu phải là cái này hay cái kia, thì sự hỗ trợ rất có thể sẽ thuộc về phía Israel. Ông ấy ít có cơ sở", Rasmussen nói về tuyên bố của Tổng thống Mỹ.

"Không có cách nào chúng tôi có thể hỗ trợ cả hai - tôi đoán là chúng tôi có thể gửi tiền tới đó, nhưng điều đó sẽ không mang lại lợi ích gì. Và Ukraine là một bằng chứng cho thấy sự thất bại.

Ông ấy có thể hứa điều đó hoặc bất cứ điều gì, nhưng việc có thực hiện được những tuyên bố đó hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác", Trung tá Mỹ nhận định.

Nói về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, Rasmussen thừa nhận: "Tôi không thấy nguồn lực của chúng tôi sắp cạn kiệt gần như mọi thứ có thể chiến đấu, thậm chí kho đạn dược mà chúng tôi đã dự trữ ở Israel trước đây cũng đã được lệnh gửi đến Ukraine.

Vì vậy, tôi đoán Israel rõ ràng đang cố gắng giữ số vũ khí còn lại ở đó và muốn Lầu Năm Góc hỗ trợ thêm. Chính vì điều đó đang làm suy yếu khả năng chiến đấu của Mỹ không chỉ ở nước ngoài.

Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng từ góc độ ưu tiên, Israel sẽ được ưu tiên hơn Ukraine. Bởi Tel Aviv có tầm quan trọng chiến lược hơn đối với chúng tôi".

Cựu sĩ quan Quân đội Mỹ cho biết các sự kiện trong tuần qua cho thấy ưu tiên thực sự của chính quyền Mỹ là Israel, quốc gia có thể sẽ nhận được bất kỳ vũ khí nào từ Mỹ mà nước này yêu cầu.

Điều này sẽ đồng thời làm giảm khả năng chiến đấu của Ukraine và khiến xung đột Trung Đông leo thang.

"Tôi nghĩ có rất nhiều điều đang diễn ra. Điều thú vị là, ít nhất là với tin tức ở đây, có rất ít thông tin nói về sự hỗ trợ Ukraine trong tuần qua. Mọi thứ đều liên quan đến Israel và Hamas.

Hiện tại Mỹ đã cung cấp 4 tỷ USD mỗi năm cho Israel. Tôi chắc chắn rằng nó sẽ tăng lên.

Bất cứ điều gì cần thiết, chúng tôi sẽ chuyển từ hỗ trợ Ukraine sang Israel. Ukraine không còn là mục tiêu được ưu tiên cao nữa.

Tôi nghĩ tăng cường hỗ trợ Israel mang lại cho chính quyền Mỹ một sự thay đổi, nó gần như là một lối thoát khỏi Ukraine bởi cuộc phản công của Kiev đang bị cho là một thất bại hoàn toàn. Về mặt chính trị, Mỹ cần ủng hộ Israel hơn", ông nói.

Khi được hỏi về khả năng của tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ trong bối cảnh tất cả vũ khí được gửi đến Ukraine và Israel, ông Rasmussen cho biết tiềm lực quân sự của Mỹ đã suy yếu đáng kể kể từ tháng 2 năm 2022 và nó sẽ còn suy yếu và căng thẳng hơn nữa.

"Tôi có thể nói rằng sự sẵn sàng của binh sĩ, đặc biệt là trong một cuộc xung đột lớn là điều đáng nghi ngờ. Quân đội Mỹ, cả từ góc độ vũ khí và đạn dược, chúng ta đang dần kiệt sức.

Tôi không thấy Mỹ có khả năng thực sự để giải quyết thành công một trong hai cuộc xung đột Trung Đông và Ukraine và càng chắc chắn hơn là không phải cả hai cuộc xung đột đó.

Điều đó là do quân đội của chúng ta, tình trạng sẵn sàng của chúng ta đã suy yếu đáng kể trong vài năm qua. Chúng tôi đã gần cạn kiệt kho vũ khí của mình.

Các tổ hợp công nghiệp quân sự của chúng ta không được phát triển đủ để đáp ứng những nhu cầu hiện nay. Vì vậy, đây là một tình huống rất nguy hiểm và đầy đe dọa với chính Mỹ", Trung tá Rasmussen kết luận.

Mỹ sẽ tham gia vào xung đột Israel-Hamas ở mức độ nào?

Lầu Năm Góc đã cử biên đội tàu sân bay Gerald R. Ford tới Đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên, Trung tá nghỉ hưu John C. Karen Kwiatkowski, cựu nhà phân tích của Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng, Mỹ không muốn sa lầy ở Trung Đông và leo thang hơn nữa trong khu vực.

"Mỹ đã rạn nứt và chứa đầy sự chia rẽ kinh tế và vấn đề nội bộ, phải đối mặt với một năm bầu cử hứa hẹn sẽ rất kỳ lạ, đồng thời giúp đỡ Ukraine và Israel sẽ bộc lộ những rạn nứt và thiếu sót logic trong chính sách đối ngoại của Mỹ", Trung tá Kwiatkowski nói.

Bất chấp tuyên bố của một số nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa rằng Iran đứng sau vụ tấn công của Hamas, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với báo chí Mỹ hôm 8/10 rằng: "Chúng tôi chưa thấy bằng chứng cho thấy Iran chỉ đạo hoặc đứng sau vụ tấn công cụ thể này".

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Washington đang kiểm tra xem liệu Tehran có liên quan hay không: "Đó là điều chúng tôi đang xem xét rất cẩn thận và chúng tôi phải xem sự thật dẫn đến đâu. Nhưng chúng tôi biết rằng Iran đã có mối quan hệ lâu dài với Hamas".

Bài liên quan
Máy bay riêng của ông Trump va chạm tại sân bay Mỹ
GDTĐ - Chiếc máy bay thuộc sở hữu của ông Donald Trump va chạm với một máy bay khác, chưa rõ cựu tổng thống Mỹ có mặt thời điểm đó hay không.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Xung đột Trung Đông mở lối thoát cho Mỹ khỏi Ukraine'