(GDTĐ) - Xu hướng sống “xanh”, ưu tiên dùng thảo dược hữu cơ tự nhiên và phương pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe chủ động dựa trên nguyên lý của y học cổ truyền trong những năm gần đây, làm nổi bật vai trò của y học cổ truyền trong đời sống hiện đại.
Y học cổ truyền là nền y học dựa trên nền tảng học thuyết Âm Dương – Ngũ hành, có nguồn gốc và phát triển mạnh tại Trung quốc và các nước Đông Á khác. Trên nền tảng lý luận của triết học phương Ðông, kết hợp với kinh nghiệm khám, chữa bệnh bằng thảo dược tự nhiên và các phương pháp không dùng thuốc hàng vạn năm trong dân gian tạo nên nền Y học cổ truyền phát triển như ngày nay.
Đón đầu xu thế mới, phát huy sức mạnh trong chăm sóc sức khỏe chủ động.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự phát triển không ngừng của Khoa học – Công nghệ, Y học hiện đại đã phát triển vượt bậc nhờ có sự hỗ trợ của các ngành khoa học và công nghệ tiên tiến. Mặc dù vậy, Y học cổ truyền vẫn giữ vị trí quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe người dân bởi sự an toàn, hiệu quả mà nó mang lại. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn duy trì và phát triển nền y học cổ truyền, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nước ta là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên thực vật dồi dào, phong phú, được phân bố đều ở khắp các tỉnh thành, đồng thời, Nước ta là đất nước có rất nhiều cộng đồng dân cư với kho tàng văn hóa lâu đời, đặc sắc, mỗi một cộng đồng đều sở hữu những kinh nghiệm khám chữa bệnh vô cùng đặc sắc.
Ở nước ta, quan điểm điều trị bệnh là điều trị toàn diện, kết hợp song hành giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, để tận dụng thế mạnh của cả hai nền y học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, vì thế y học cổ truyền vẫn luôn được chú trọng và ứng dụng rộng khắp trong toàn hệ thống y tế.
Trong công tác điều trị, các bác sĩ thường phối hợp sử dụng các phương pháp của y học hiện đại và các phương pháp không dùng thuốc của Y học cổ truyền như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh, ẩm thực trị liệu…vv để nâng cao hiệu quả điều trị.
Các phương pháp y học cổ truyền được ứng dụng điều trị các bệnh lý thông thường, các bệnh lý mạn tính như: Tăng huyết áp; tiểu đường; dạ dày đại tràng; mỡ máu cao; các bệnh lý cơ xương khớp; tuần hoàn, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, hội chứng tiền đình, liệt các dây thần kinh ngoại biên...vv.
Trong công tác điều trị, các bác sĩ thường phối hợp sử dụng các phương pháp của y học hiện đại và các phương pháp không dùng thuốc của Y học cổ truyền như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh, ẩm thực trị liệu…vv để nâng cao hiệu quả điều trị. Các phương pháp y học cổ truyền được ứng dụng điều trị các bệnh lý thông thường, các bệnh lý mạn tính như: Tăng huyết áp; tiểu đường; dạ dày đại tràng; mỡ máu cao; các bệnh lý cơ xương khớp; tuần hoàn, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, hội chứng tiền đình, liệt các dây thần kinh ngoại biên...vv.
Trong đời sống hàng ngày, tình trạng ô nhiễm môi trường, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, lạm dụng thuốc và hóa chất độc hại dẫn đến tình trạng sức khỏe của người dân ngày càng giảm sút, nhiều bệnh lý mới xuất hiện và rất khó khăn, tốn kém trong công tác điều trị.
Vì thế xu hướng “phòng bệnh hơn chữa bệnh; bảo vệ sức khỏe chủ động ”, “sống xanh”, ưu tiên dùng thảo dược tự nhiên và các phương pháp bảo vệ chăm sóc sức khỏe chủ động theo nguyên lý của Y học cổ truyền ngày càng được nhiều người dân quan tâm, áp dụng. Chính điều này đã làm nổi bật thêm vai trò của Y học cổ truyền trong đời sống hiện đại.
Triển vọng của ngành Y học cổ truyền
Với xu hướng sống “xanh”, vai trò của YHCT ngày càng được coi trọng, điều đó cũng đồng nghĩa vai trò của đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành y học cổ truyền - Những người trực tiếp phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ là đặc biệt quan trọng.
Theo ý kiến của các chuyên gia, cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền luôn rộng mở như các ngành Y học hiện đại khác. Vì vậy, hiện nay và trong nhiều năm tới, ngành học này sẽ luôn là ngành học hot, được nhiều người mong muốn theo học.
Trong những năm gần đây, nắm bắt được nhu cầu nhân lực y học cổ truyền, nhiều đơn vị đào tạo nhân lực y tế cũng có kế hoạch mở ngành đào tạo chuyên ngành này.
Tuy nhiên, không nhiều đơn vị có đủ năng lực để tổ chức đào tạo có chất lượng chuyên ngành này và để lựa chọn được địa chỉ học đảm bảo chất lượng cũng là một thách thức đối với học sinh.
Trong hệ thống đào tạo nhân lực y tế, Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội – Ngôi trường mang tên Đại danh Y, Thiền sư Tuệ Tĩnh, Ông Tổ của nền y học cổ truyền Việt Nam là một trường đào tạo chuyên ngành y dược học cổ truyền có kinh nghiệm nhiều năm và chất lượng đào tạo top đầu cả nước.
Năm 2023 Nhà trường là 1 trong 2 đơn vị đầu tiên của cả nước được Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH cấp phép mở ngành đào tạo Y học cổ truyền, trình độ cao đẳng. Ngoài ra, Nhà trường cũng là trường đầu tiên của cả nước tổ chức biên soạn chương trình đào tạo chuẩn hóa lương y, lương dược, đặc biệt là chương trình đào tạo Chăm sóc da chuyên nghiệp bằng y dược học cổ truyền và đã được cấp phép tổ chức đào tạo.
Với năng lực và uy tín của mình, Nhà trường sẽ là nơi đào tạo ra những cán bộ, nhân viên y tế ngành y học cổ truyền có trình độ chuyên môn cao để lập thân, lập nghiệp, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng.
Chương trình tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội cụ thể như sau:
https://forms.gle/UMeQqzJhESyMCKE19
Lưu ý: Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, tránh nhầm lẫn trước các thông tin nhiễu loạn về tuyển sinh và nhập học năm 2024, Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội chỉ tuyển sinh, nhập học tại một địa chỉ duy nhất (trụ sở chính): Số 51, đường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. |