“Tính sơ bộ 1 km đường có kích thước như trên sẽ có thể cho một lượng điện là: (19.000m2×50%) × 100W/1m2 = 950.000W. Như vậy thì 1 km đường cho ra lượng điện khoảng 1.000KW”, ThS Linh tính toán.
Phù hợp vớicác tỉnh phía Nam
Theo tác giả, phạm vi ứng dụng trong khu vực đô thị của các tỉnh phía Nam có điều kiện khí hậu phù hợp với công nghệ điện mặt trời và có các tuyến đường có dải phân cách lớn trên 1m. Pin mặt trời không phải là công nghệ mới, song tính mới ở chỗ tận dụng dải phân cách ở giữa đường nơi không phù hợp cho trồng cây bóng mát để lắp đặt pin mặt trời phát điện.
Theo tác giả, đây là công nghệ truyền thống nên không cần phải đào tạo công nhân hoặc chế tạo vật liệu, thiết bị mới để phù hợp với ý tưởng
Khi được triển khai, hệ thống sẽ giúp giảm giá thành trong việc đầu tư năng lượng điện mặt trời, bảo vệ nền, mặt đường và hệ thống hạ tầng kỹ thuật dưới đường bị phá hỏng do rễ cây phình to trong quá trình phát triển của cây. Giảm nhiệt độ trong đô thị do đã biến một lượng ánh sáng thành điện năng.
“Hiện nay trong khu vực đô thị của các tỉnh phía Nam đang xây dựng nhiều tuyến đường mới. Nếu được áp dụng ý tưởng này thì đất nước sẽ có sản lượng điện lớn hơn và chi phí đầu tư giảm, khí thải nhà kính giảm từ đó chi phí bảo vệ môi trường cũng giảm theo”, ThS Linh kỳ vọng.
Pin mặt trời hiện nay được lắp đặt rộng rãi tại Việt Nam như các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận... Tại TPHCM cũng được người dân lắp đặt nhưng ở quy mô hộ gia đình là chính mà chưa có các khu vực lắp đặt pin mặt trời có công suất lớn. Ý tưởng này của ThS Đồng Thị Hạnh Linh nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia.
Song điều TS Hoàng Dương Hùng, Đại học Bách khoa Hà Nội lo ngại là chi phí đầu tư sẽ phải tính toán thế nào, đầu ra cho điện sản xuất, chi phí vận hành, bảo dưỡng, chống trộm cắp… cần phải được cân đối. Về lâu dài, đây có thể là giải pháp tối ưu để phát triển năng lượng sạch, giải được bài toán về mặt bằng khi lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời…