Ở trường THPT, đa phần học sinh được dạy hai cách mở bài: trực tiếp và gián tiếp. Bài viết này nhằm cụ thể hơn cách mở bài gián tiếp.

Cách 6: Đi từ tác giả. Làm sao để cách mở bài trực tiếp từ người sáng tạo tác phẩm vẫn súc tích, học sinh chỉ cần ghi nhớ điểm đặc biệt của nhà văn, nhà thơ. Nếu tác giả có phong cách thì đi từ phong cách của tác giả.

Ví dụ, đề bài “Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử?”, học sinh có thể viết mở bài như sau: Trong phong trào Thơ Mới, nhắc đến hồn thơ có vẻ kì dị, bí ẩn, đau thương với cảnh thơ kết hợp chất hiện thực xen mộng ảo kì tài không ai không biết đó là Hàn Mặc Tử. Ngoài hàng chục, hàng chục chục bài thơ làm đẹp cho thiên nhiên đất trời bởi trăng vàng trăng ngọc, Hàn thi sĩ còn có một “hòn trăng” rất trăng không mang tên trăng mà mang tên Đây thôn Vĩ Dạ. Đây là một thi phẩm quen mà lạ. (Câu cuối “Đây là một thi phẩm quen mà lạ” có ý nghĩa như một câu chuyển ý. Muốn biết bài thơ quen mà lạ thế nào, người đọc hãy đọc phần thân bài). Đây là cách chuyển ý rất có duyên.

Cách 5: Đi từ hoàn cảnh sáng tác. Hầu hết các tác phẩm văn chương đều có một “duyên cớ” khiến tác giả không thể không viết. Đi từ hoàn cảnh sáng tác, học sinh chỉ cần khéo léo lồng tên tác giả, tác phẩm vào và không quên vấn đề nghị luận là trọn vẹn.

Cách 4: Đi từ giai đoạn. Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn - tác phẩm - bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

Cách 3: Đi từ nhân vật hoặc hình tượng. Có nhiều cách để đi từ nhân vật, hình tượng hoặc một câu văn, câu thơ “đinh” của tác phẩm. Nhân vật đối với tác phẩm tự sự, hình tượng/ hình ảnh trong tác phẩm trữ tình có ý nghĩa như những chiếc đinh để tác giả treo lên đó những “lời gửi”.

co-giao-day-van(1).jpeg

Cách 2: Đi từ thể loại. Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

Ví dụ, đề bài “Ánh sáng trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam?” (Văn học 11). Mở bài có thể là: Truyện ngắn hấp dẫn người đọc không chỉ ở cốt truyện giàu kịch tính, ở nhân vật điển hình cụ thể về hoàn cảnh sống và cụ thể về tính cách, sinh động về diễn biến tâm hồn. Thế nhưng, có nhà văn lại viết truyện ngắn theo một cách thức riêng, chỉ miêu tả những xao động tuổi mới lớn lại có sức nặng tựa ngàn cân.

Đó là lối đi riêng của Thạch Lam trong tập Gió đầu mùa nói chung, truyện Hai đứa trẻ nói riêng. Truyện mong manh những ánh sáng lập lòe của hoàng hôn, của đèn dầu đêm khuya, của đom đóm, của sao trời… nhưng ngời sáng lòng nhân hậu, giàu ước mơ ở hai đứa trẻ. Đối lập với bóng tối, ánh sáng là hình tượng giàu tính biểu tượng và đầy ám ảnh tưởng như vô tình nhưng Thạch Lam đã cố công xây dựng.

Cách 1: Tạo một bất ngờ

Ví dụ bài Nghị luận xã hội, đề bài: “Cảm nghĩ của em về một người em thương yêu nhất?” (Văn học 10), có học sinh giới thiệu về bà ngoại “siêu độc”: Mẹ - tiếng gọi thiêng liêng ấy với con luôn là nắng ấm trong những đêm trường đông giá, mẹ là nơi bình yên cho đời con trong bão tố, mẹ là bóng mát cho con trong dặm trường khô khát, mẹ cho con những yêu thương vô bờ bến như nước ngoài đại dương, như năng lượng của mặt trời, nhưng người em muốn dành cả bài văn này để nói về lại là bà ngoại của em, mẹ em tuyệt vời thế kia, ngoại còn sinh ra cả mẹ cơ mà, làm sao em không yêu cho được.

Mở bài này của học sinh tuy còn lỗi ngữ pháp nhưng giáo viên dễ dàng bỏ qua lỗi nhỏ ấy vì ý tưởng bất ngờ “rất học trò” của em đã là một món quà cho người chấm bài, nên có thể em vẫn dành được trọn điểm phần mở bài. (Để mở bài này trọn vẹn, học sinh chỉ cần bỏ dấu chấm câu đúng chỗ và viết hoa sau dấu chấm).

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/10-cach-mo-bai-trong-the-loai-nghi-luan-van-hoc-post338940.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/10-cach-mo-bai-trong-the-loai-nghi-luan-van-hoc-post338940.html
Bài liên quan
Phân tích hay nhất về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bài thơ rất hay và cảm xúc.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 cách mở bài trong thể loại nghị luận văn học