Khi trẻ có áp lực tâm lý tương đối lớn, sẽ không thể tập trung chú ý được. Rất nhiều trẻ sợ các kỳ thi, đặc biệt là các kỳ thi quan trọng. Vì thế, trẻ có tâm lý thay đổi thất thường, suy nghĩ, lo lắng lung tung.
Gánh nặng tâm lý đè nén, trẻ tự nhiên sẽ không thể nào chuyên tâm học tập. Do đó, cha mẹ phải là người an ủi, làm chỗ dựa tâm lý cho con cái.
7. Cha mẹ hãy chủ yếu bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của con
Cha mẹ nên để con thấy rõ rằng, việc học tập là việc riêng của trẻ, chuyên tâm học tập là trách nhiệm đối với tương lai của bản thân, thông qua việc học tập gian khổ, nắm vững các kỹ năng làm vốn liếng để sau này đứng vững trong xã hội.
Một đứa trẻ có trách nhiệm với bản thân mình thì sau này không thể quan tâm, yêu quý người khác, chứ đừng nói tới việc lập nên nghiệp lớn.
8. Cha mẹ hãy khai thác hứng thú học tập của con cái
Nếu một học sinh chẳng có chút hứng thú gì với một môn học thì khó có thể yêu cầu nó tập trung chú ý được.
Nếu như tràn đầy hứng thú với nội dung đã được học, thì chẳng cần cha mẹ phải đốc thúc nó cũng sẽ hoàn toàn tập trung chú ý. Hứng thú chính là người thày tốt nhất, là điều kiện tiên quyết để gặt hái được thành công.
9. Cha mẹ cần đánh giá được tốc độ học của trẻ và mức độ khó phải phù hợp với năng lực của trẻ.
Ở vào mỗi giai đoạn lứa tuổi, những kiến thức mới mà trẻ tiếp thu được cũng có phần giới hạn. Khi yêu cầu trẻ học với tốc độ quá nhanh, trẻ chắc chắn sẽ không thể tiếp thu có chọn lọc.
Nhưng nếu tốc độ quá chậm thì tư duy của trẻ dễ chùng xuống, từ đó sẽ dẫn đến sự mất tập trung và thái độ lơ đễnh.
Đồng thời, nếu như nội dung học quá khó, trẻ sẽ không lý giải một cách thấu triệt được, khi học sẽ chẳng có hứng thú và phân tán sự chú ý là điều khó tránh khỏi. Ngược lại, nội dung học quá đơn giản sẽ khiến trẻ thấy nhàm chán, vô vị và cũng dẫn đến sự mất tập trung chú ý.
10. Cha mẹ cần chú ý đến sức khoẻ của trẻ
Trạng thái mệt mỏi, đói, buồn ngủ .. sẽ càng khiến trẻ lơ là việc học hành. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo sức khoẻ cho trẻ để tập trung vào học tập, làm việc.
Không có sự uốn nắn của cha mẹ, trẻ khó mà rèn luyện được thói quen. Không có sự đốc thúc của cha mẹ, trẻ khó mà chuyên tâm học bài.
Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý thay đổi cách thức quan tâm, của chính bản thân mình thì mới cùng con tạo dựng thói quen tốt được./.