Nét đặc trưng khác biệt của gốm phù điêu không chỉ đơn thuần là vẽ mỏng men trên mặt vàng mà là nặn đất điêu khắc phối nổi rồi đưa đi nung.
Điều quan trọng là làm thế nào để sau khi qua nhiệt độ cao, các chi tiết đắp nổi không bị biến dạng, hư hỏng và có thể tồn tại hàng nghìn năm.
Hình ảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông cưỡi rồng.
“Tạo tác gốm phù điêu khó bởi phải giữ được sự tinh xảo của các chi tiết đắp nổi sau khi nung qua lửa với nhiệt độ cao”, nghệ nhân Tuyên cho hay
Dù đã thực hiện hàng nghìn tác phẩm gốm phù điêu nhưng bộ tác phẩm “Bách Long” vẫn là một thử thách đối với nghệ nhân Phạm Văn Tuyên về ý tưởng lẫn kỹ năng chế tác, kỹ thuật nung đốt.
Mỗi mẻ gốm ra lò là các màu men hoả biến có các sắc độ khác nhau, không trùng lặp.
Mỗi tác phẩm gốm chính là sự hòa quyện của đất, của nước, của lửa và trái tim, tâm sức người nghệ nhân. Nhờ đó chất đất vô tri trở thành những linh vật rồng đầy sinh khí.
Các sản phẩm gốm của nghệ nhân đã thể hiện đậm nét truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc. Bộ tác phẩm "Bách Long" sẽ được trưng bày vào đầu năm 2024 tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội).