175 quốc gia đồng ý hiệp ước về chất thải nhựa

Bích Diệp | 07/03/2022, 09:12
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Liên hợp quốc (LHQ) cho biết đại diện của 175 quốc gia đã đồng ý xây dựng hiệp ước toàn cầu đầu tiên về việc hạn chế chất thải nhựa.

Đây là “thỏa thuận đa phương về môi trường quan trọng nhất” kể từ Thỏa thuận Paris.

Hiệp ước nhằm giải quyết một trong những vấn đề cấp bách nhất về môi trường mà thế giới phải đối mặt.

Mức độ phổ biến tuyệt đối của rác thải nhựa đã được công nhận trong những năm gần đây. Các mảnh vụn nhựa xuất hiện khắp mọi nơi, từ tuyết ở Bắc Cực đến đáy của Rãnh Mariana, điểm sâu nhất trong đại dương.

Vi nhựa, những mảnh nhỏ của vật liệu còn được tìm thấy trong đường tiêu hóa của nhiều loài, từ cá đến chim và thậm chí cả con người.

o-nhiem-nhua-1.jpg
Rác thải nhựa là một trong những hình thức ô nhiễm nhất. Nguồn: Andrey Nekrasov

LHQ cho biết các quốc gia thành viên đã đồng ý bắt đầu xây dựng một thỏa thuận quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý đề cập đến "vòng đời của nhựa", từ sản xuất đến xử lý.

Inger Andersen, giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường LHQ, gọi nghị quyết này là “thỏa thuận đa phương về môi trường quan trọng nhất” kể từ Thỏa thuận Paris. Ông cho biết trong một tuyên bố: “Hiệp ước này đánh dấu chiến thắng của trái đất đối với nhựa sử dụng một lần.”

Theo LHQ, nhựa đã gia tăng nhanh chóng từ hơn 2 triệu tấn được sản xuất vào năm 1950 lên gần 400 triệu tấn được sản xuất vào năm 2017. Tổ chức liên chính phủ cho biết hơn 12 triệu tấn chất thải nhựa đổ vào các đại dương mỗi năm. Con số đó có thể tăng gấp ba lần vào năm 2040.

Đánh giá năm 2021 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc ước tính rằng ít hơn 10% nhựa trên thế giới đã được tái chế.

o-nhiem-nhua-2.jpg
Tượng đài cao 30 foot có tên "Tắt vòi nhựa" của nhà hoạt động và nghệ sĩ người Canada Benjamin von Wong. Nguồn: Monicah Mwangi

LHQ cho biết hiệp ước sẽ không chỉ hạn chế lượng ô nhiễm nhựa mà còn giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến việc sản xuất vật liệu này. Lý do bởi nhựa được làm từ nhiên liệu hóa thạch.

Nik Sekhran, giám đốc bảo tồn của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho rằng đây là một “thỏa thuận lịch sử”. Ông nói trong một tuyên bố: “Chúng tôi nỗ lực hướng tới một tương lai lành mạnh hơn cho con người và trái đất. Hiệp ước đặt ra cho chúng tôi sứ mệnh giải quyết khủng hoảng ô nhiễm nhựa và đạt được nền kinh tế mạnh mẽ”.

Dự kiến thời gian xây dựng hiệp ước là từ giờ đến cuối năm 2024, bao gồm giải quyết các chi tiết về tài trợ và hợp tác.

Bài liên quan
Môi trường bình thường mới: “Giải phóng” stress, trầm cảm học đường
Học sinh, sinh viên trở lại trường sau thời gian dài học trực tuyến đối diện không ít áp lực.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
175 quốc gia đồng ý hiệp ước về chất thải nhựa