Đánh giá cao kết quả nghiên cứu, Viện trưởng Nguyễn Phi Sơn cho rằng, sản phẩm của đề tài là hệ thống thiết bị có khả năng ứng dụng cao trong công tác đo đạc thành lập bản đồ.

Các thiết bị này sẽ thay thế con người, cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn. Ngoài ra, thiết bị có thể ứng dụng cứu hộ cứu nạn như hỗ trợ cán bộ tiếp tế lương thực, thuốc và nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân vùng bị thiên tai bão lũ.

Hiện, thiết bị đã được nhiều đơn vị trong nước ứng dụng, trong đó có dự án bay chụp ảnh và đo sâu hồi âm trên xuồng không người lái đánh giá trữ lượng bụi thải nhiệt điện Mông Dương 2 - Quảng Ninh; Bay chụp và quét Lidar UAV cho dự án đường cao tốc Ninh Hòa - Ban Mê Thuột (tháng 10/2021).

Bay chụp và lập bản đồ khu vực sụt trượt thuộc khu vực xã huyện Hướng Hóa, Quảng Trị; Điều tra thành lập bản đồ và cơ sở dữ liệu Đất ngập nước vùng Tứ giác Long Xuyên; Sở Công an TP HCM ứng dụng Bay chụp cho toàn TP HCM...

ThS Âu cho hay, bên cạnh việc tiết kiệm nhân lực khảo sát thực địa, hệ thống giúp bảo đảm an toàn lao động. “Các khu vực khảo sát khó khăn trước đây cán bộ đo đạc sẽ phải đến đo trực tiếp, giờ đây chỉ cần lập trình cho các thiết bị bay tự động vào khu vực đo đạc và gửi dữ liệu về”, ông Âu nói.

Theo ông Nguyễn Phi Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, công nghệ bay chụp UAV có nhiều ưu thế như chi phí vận hành thấp, cho phép thu nhận dữ liệu nhanh, thường xuyên, chi tiết, độ chính xác cao và dễ dàng tạo dữ liệu 3D sẽ mở ra nhiều ứng dụng mới trong công tác giám sát, thu nhận dữ liệu, thành lập bản đồ địa hình ở Việt Nam.

Do vậy cần đẩy mạnh nghiên cứu kỹ thuật để phát triển công nghệ này trong nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, do ngày càng được ứng dụng rộng rãi cho nên việc ban hành các văn bản hành chính liên quan đến ứng dụng công nghệ UAV trong công tác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn cần được quan tâm hơn.

Đánh giá cao kết quả nghiên cứu, Viện trưởng Nguyễn Phi Sơn cho rằng, sản phẩm của đề tài là hệ thống thiết bị có khả năng ứng dụng cao trong công tác đo đạc thành lập bản đồ.

Vì vậy, trong thời gian tới, Viện cũng đã đề xuất với Bộ TN&MT thực hiện dự án sản xuất dự nghiệm để hoàn thiện quy trình, nâng cao độ chính xác thành lập bản đồ bằng công nghệ bay chụp UAV tích hợp thiết bị GNSS-IMU và đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm thiết bị của đề tài.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/thiet-bi-bay-giam-sat-moi-truong-Hz7CeVYnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/thiet-bi-bay-giam-sat-moi-truong-Hz7CeVYnR.html
Bài liên quan
Đại biểu quốc tế chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên
Trong 2 ngày 18-19/2, Trường Đại học Khoa học (ĐH Thái Nguyên) đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Các mối liên kết trong bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững”.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiết bị bay giám sát môi trường