18 vị vua Hùng tuổi thọ bao nhiêu?

PV | 29/04/2023, 17:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho đến hết thời Hùng Vương kéo dài hơn 2.600 năm.

Sáng ngày 10/3 Âm lịch hàng năm, tỉnh Phú Thọ sẽ làm lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng tại đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, TP Việt Trì. Đền có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện, nghĩa là điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh. Đây là nơi vua Hùng thường lập đàn tế trời cầu quốc thái dân an.

Nơi nào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói câu: Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước?

Câu nói trên được Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ vào sáng ngày 19-9-1954 tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thau, tỉnh Phú Thọ trước cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong.

Trong hồi tưởng của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng thì vào thời điểm 9-1954, ông là Phó Chính ủy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 và là người có mặt trong buổi nói chuyện lịch sử ngày 19-9-1654 của Bác.

Trong buổi gặp mặt đó Bác đã giảng giải: “Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta”. Tiếp theo Người nói: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đồng thời Bác căn dặn và giao nhiệm vụ cho đơn vị về tiếp quản Hà Nội và nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Cách mạng Việt Nam, của Quân đội.

Chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương là từ khi nào?

Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.

Phú Thọ có Di sản Văn hóa phi vật thể nào được UNESCO công nhận?

Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, còn gọi là hát cửa đình hay "Khúc môn đình". Đây là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali, Indonesia, hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể, theo Cổng thông tin điện tử Phú Thọ.

Theo (Tiền Phong)
https://tienphong.vn/18-vi-vua-hung-tuoi-tho-bao-nhieu-post1530365.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/18-vi-vua-hung-tuoi-tho-bao-nhieu-post1530365.tpo
Bài liên quan
Sôi nổi các hoạt động hướng về ngày Giỗ Tổ trong nhà trường
Trong những năm gần đây, hoạt động của các nhà trường ở Phú Thọ hướng về ngày giỗ Tổ Hùng Vương sôi nổi và đa dạng hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
18 vị vua Hùng tuổi thọ bao nhiêu?