2 'chị đẹp Đạp gió' cũng từng bị bạo lực học đường, cha mẹ cần làm gì khi con là nạn nhân?

Đông, | 22/11/2023, 08:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

2 "chị đẹp Đạp gió" chia sẻ quá khứ từng bị bạo lực học đường và phản ứng trái ngược của 2 gia đình.

Cần làm gì khi bị bạo lực học đường?

Bắt nạt học đường từ lâu đã trở thành vấn nạn gây nhức nhối của xã hội. "Đối tượng" của bạo lực học đường có thể là bất kỳ ai. Vậy nên để tình trạng trên không quá trầm trọng, ngay từ khi còn nhỏ, phụ huynh cần trang bị cho con một bộ kỹ năng để đối mặt với bạo lực học đường.

Cách tốt nhất mà phụ huynh có thể làm là giúp trẻ tự tin hơn và tăng khả năng độc lập. Ngoài ra, trẻ cũng cần được hướng dẫn khi nào nên hành động và lên tiếng vì bản thân. Đơn giản nhất, cha mẹ hãy giúp con trẻ ghi nhớ những câu "đáp trả" hay giọng điệu hòa hoãn khi đối mặt với nguy hiểm chẳng hạn: "Chuyện này không tốt chút nào cả", "Hãy để mình yên", "Mình sẽ nói chuyện với thầy cô về sự việc này nếu các bạn làm tới"....

Cha mẹ cũng nên dạy con tránh xa nhóm bạn xấu, chơi cùng với những nhóm bạn tốt, cùng nhau cố gắng trong học tập và luôn nghĩ tích cực. Đặc biệt là luôn tự tin và có cái nhìn tích cực về bản thân.

2 chị đẹp Đạp Gió từng bị bạo lực học đường, lớn lên vẫn ám ánh đến mức không dám xem phim có cảnh bắt nạt - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đó là những kỹ năng cha mẹ cần trang bị, nhưng đôi khi dù trẻ không làm gì, có thể đối tượng xấu vẫn trêu chọc, thậm chí là bạo lực. Khi thấy con có dấu hiệu là nạn nhân của bạo lực, cha mẹ hãy nói chuyện thẳng thắn, chân thành với con như: "Chuyện gì đã xảy ra ở trường?, "Ai là người có mâu thuẫn, cố tình làm đau con?"... Lưu ý một điều là cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc, khuyến khích trẻ mở lòng hơn khi tâm sự về những chuyện đã diễn ra.

Tốt nhất là phụ huynh không nên tự giải quyết riêng với kẻ bắt nạt mà hãy qua người trung gian như giáo viên chủ nhiệm, người cố vấn tâm lý học đường... Nếu thấy tình trạng trên vẫn tái diễn, cha mẹ cần tìm đến cơ quan khác ngoài trường học, như văn phòng luật sư...

Cha mẹ cũng nên tạo thói quen trò chuyện với con hằng ngày như trước khi đi ngủ. Cha mẹ cố gắng khơi gợi những điểm tích cực trong ngày, tính cách tốt của trẻ. Nhờ đó, để trẻ biết rằng luôn có người yêu mến, quan tâm đến con.

Trong trường hợp trẻ tâm sự với cha mẹ về việc con hoặc bạn bè bị bắt nạt tại trường lớp, phụ huynh cần thấu cảm, chứ đừng gạt qua một bên hoặc để con tự giải quyết. Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ để hiểu rõ hơn về vụ việc, thu thập thông tin cần thiết. Ngoài ra, bản thân phụ huynh cũng cần cố gắng kiểm soát cảm xúc, không nên quá nóng nảy và giận dữ.

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/2-chi-dep-dap-gio-tung-bi-bao-luc-hoc-duong-lon-len-van-am-anh-den-muc-khong-dam-xem-phim-co-canh-bat-nat-d289176.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/2-chi-dep-dap-gio-tung-bi-bao-luc-hoc-duong-lon-len-van-am-anh-den-muc-khong-dam-xem-phim-co-canh-bat-nat-d289176.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2 'chị đẹp Đạp gió' cũng từng bị bạo lực học đường, cha mẹ cần làm gì khi con là nạn nhân?