Theo nghiên cứu của Mỹ công bố trên Very Well Health, những người bổ sung tỏi trong 6 tuần có mức cholesterol tốt tăng 15%. Đồng thời mức lipid máu cũng được cải thiện sau khi tiêu thụ chiết xuất tỏi thường xuyên trong 4 tháng. Tiến sĩ Liu lưu ý rằng chỉ khi ăn tỏi sống, đặc biệt là tỏi đen mới có hiệu quả.
Đậu phụ:
Tất cả các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành đều có lợi ích nhất định đối với tim mạch và giảm mỡ máu xấu. Nổi bật như đậu phụ, sữa đậu nành. Các nghiên cứu chỉ ra ăn đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng hạ nồng độ cholesterol trong máu tự nhiên. Một nghiên cứu của Mỹ đăng tải trên WebMD cho thấy, nếu bạn ăn 283g đậu phụ mỗi ngày, giúp làm giảm mức mỡ máu xấu LDL xuống 5%.
Đậu phụ rất giàu chất xơ hòa tan, có tác dụng liên kết với cholesterol trong hệ tiêu hóa và loại bỏ nó khỏi cơ thể trước khi nó kịp gây tổn hại. Đậu phụ cũng có thể giúp giảm cân, giảm mỡ máu vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy no hơn và kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Bên cạnh đó, đậu phụ cũng hữu ích trong giảm huyết áp, lại giàu protein thực vật và các chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch. Các estrogen thực vật trong đậu phụ có thể giúp con người ít gặp vấn đề về tim mạch hơn. Bởi vì chúng cải thiện hoạt động của nội mô của cơ thể, mô nối các mạch máu và bên trong trái tim của con người.
Cà tím là một loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, đa dạng cách chế biến nhưng giá lại rẻ nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ít người biết cà tím còn có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu xấu và giảm cân, bồi bổ tim mạch.
Lý do là vì loại quả này chứa nhiều nước và chất xơ trong khi rất ít calo. Trong cà tím còn có hoạt chất flavonoid, giúp giảm lượng mỡ máu xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể. Nó cũng có hàm lượng vitamin P cao, có khả năng làm giảm lượng mỡ máu xấu trong máu. Khi tiêu hoá cà tím quá ruột non, các chất chuyển hoá từ cà tím có thể gắn với chất béo trung tính để đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Vì vậy giúp mạch máu trơn tru, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cà tím không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất đa dạng cách chế biến (Ảnh minh họa)
Có một chất chống oxy hóa rất mạnh trong vỏ cà tím đó là nasunin, chất ức chế tạo mạch và có thể có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mạch máu. Hàm lượng sắt, đồng, có trong cà tím giúp dự phòng các nguyên nhân gây thiếu máu, tăng quá trình chuyển hóa protein để không gây mỡ máu, mỡ nội tạng.
Cà tím là thực phẩm giàu kali, magie nên có khả năng giúp ổn định tim mạch. Loại quả này chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt hơn. Chất chống oxy hóa anthocyanins cũng được tìm thấy ở vỏ cà tím có tác dụng phòng chống ung thư. Hay axit ascobic, vitamin nhóm B, caroten… tạo nên khả năng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, ăn cà tím còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân và cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng.
Nguồn và ảnh: Health GVM, Very Well Health, webMD