3 cách để không thể, không dám, không muốn tham nhũng

21/03/2023, 20:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh trí cho rằng một tỷ lệ cán bộ “sống được” là nhờ các nguồn khác, nhờ cha mẹ, anh em…

“Chúng ta đòi hỏi công việc tốt, nhưng chúng ta cũng phải nghiên cứu có lộ trình, giải pháp để có chế độ, chính sách đảm bảo được mức tối thiểu cho cán bộ an tâm công tác. Còn bây giờ, chúng ta nói rằng không muốn, không muốn thì phải đủ, tất nhiên cái “đủ” ở đây không thể vô cùng được”- ông Trí nói.

Ông cho rằng dù nguồn ngân sách có hạn, nhưng chúng ta cũng cần quan tâm đến việc này để ít nhất cũng giảm bớt khó khăn cho những người tâm huyết, nhiệt huyết, đang muốn làm, muốn giữ gìn đạo đức trong sáng, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của mình.

Đi đôi với xử lý nghiêm, cần phải xử lý nhân văn

“Viện trưởng nêu quan điểm về tính nhân văn, việc phân hoá xử lý trong các vụ án tham nhũng, kinh tế sẽ mang lại hiệu quả cao và phù hợp với xu hướng tiên tiến của nền tư pháp.

Với vai trò là người đứng đầu ngành kiểm sát, xin Viện trưởng cho biết các tiêu chí và lộ trình tham mưu Quốc hội ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn quan điểm nêu trên”- từ Bình Dương, Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân chất vấn.

Trả lời, ông Lê Minh Trí cho rằng trong công tác xây dựng pháp luật, VKSND Tối cao “chủ trì” hay “tham gia” đều do sự phân công của Quốc hội và cấp thẩm quyền.

“Thực tiễn qua các vụ án và thực tiễn trong công việc, chúng tôi thấy đi đôi với xử lý nghiêm cần phải xử lý nhân văn”- lãnh đạo ngành kiểm sát cho hay Tổng Bí thư đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các cơ quan chức năng quán triệt điều này.

Tuy nhiên, chủ trương này phải được “pháp luật hóa” bằng các quy định của pháp luật. Ông Lê Minh Trí cho rằng giao nhiệm vụ này cho cơ quan nào là thẩm quyền của Quốc hội. “Viện trưởng không xung phong, giao Viện trưởng cũng nhận nhưng nhận cũng phải đủ ban bệ và cơ quan chức năng để làm việc này. Chúng tôi kiến nghị thôi, còn giao cho cơ quan nào do Quốc hội xem xét”- ông Lê Minh Trí nói.

“Đại biểu hỏi chừng nào làm xong thì Viện trưởng chưa được giao, không trả lời được, mà có giao thì Viện trưởng cũng sẽ đòi giao làm cùng với ai chứ không thể làm một mình được.

Còn tinh thần là cần phải làm sớm để giải quyết được cái lớn hơn là vừa nghiêm trị, răn đe, giáo dục, nhưng vừa nhân văn, vừa tạo điều kiện, sự ổn định để an tâm phát huy năng động, sáng tạo của cán bộ, để làm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước”- vẫn lời ông Trí.

Theo (Pháp luật TPHCM)
https://plo.vn/3-cach-de-khong-the-khong-dam-khong-muon-tham-nhung-post724885.html
Copy Link
https://plo.vn/3-cach-de-khong-the-khong-dam-khong-muon-tham-nhung-post724885.html
Bài liên quan
Nữ chuyên viên NXB Giáo dục Việt Nam "nhúng chàm" trong 2 vụ án tham nhũng
(NLĐO) - Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu trưởng ban Kế hoạch Marketing Công ty TNHH Một thành viên NXB Giáo dục Việt Nam, bị cáo buộc trục lợi trong vụ án Việt Á và vụ xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên NXB Giáo dục Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 cách để không thể, không dám, không muốn tham nhũng