Một số bệnh lý về gan cũng có thể làm nước tiểu hôi tanh do rối loạn chuyển hóa bilirubin và tích tụ methionine. Sẽ thường đi kèm với chán ăn, vàng da hoặc/và mắt, màu nước tiểu đậm hơn. Còn bệnh tiểu đường khiến nước tiểu có mùi ngòn ngọt khác lạ. Rò bàng quang, viêm cơ quan sinh dục hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể khiến nước tiểu trở nên rất khai.
Màu sắc của nước tiểu thông thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm. Sở dĩ chúng có màu sắc là do sắc tố urochrome và tùy theo độ đậm đặc hay pha loãng mà nước tiểu sẽ có màu sắc khác nhau.
Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau, màu sắc nước tiểu có thể thay đổi thành nhiều màu khác nhau. Việc màu sắc nước tiểu bất thường có thể là tiếng chuông cảnh báo cho tình trạng sức khỏe mà phổ biến nhất là bệnh về thận.
Màu sắc của nước tiểu phản ánh rất rõ tình trạng sức khỏe của thận
(Ảnh minh họa)
Nếu nước tiểu của bạn có màu trắng đục có thể là do sỏi thận hoặc nhiễm trùng nặng. Nước tiểu có màu rất nhạt, trong như nước lọc hãy cảnh giác với đái tháo nhạt hoặc rối loạn chức năng thận. Nước tiểu màu cam hoặc vàng quá đậm, kéo dài cả ngày chứ không phải mỗi sáng sớm có thể là do suy thận.
Đặc biệt, nếu đi tiểu ra màu đỏ, hồng, đen hay nâu đậm thì bạn nên cảnh giác cao độ với bệnh thận nghiêm trọng, bao gồm cả suy thận cấp và ung thư thận. Đặc biệt là nếu bạn tiểu ra chất lỏng giống như máu.
Ngoài ra, chấn thương cơ, phì đại tiền liệt tuyến, thiếu máu tán huyết, rối loạn di truyền hồng cầu porphyria… cũng có thể gây ra nước tiểu màu đậm và lẫn máu. Nên tốt nhất là hãy tới bệnh viện kiểm tra để điều trị kịp thời.
Nguồn và ảnh: Sohu, Health People, QQ