Các triệu chứng ung thư vú có thể dẫn đến những thay đổi ở núm vú như da vú lõm xuống, thay đổi hình dạng và kích thước vú, mẩn đỏ, khô ở núm vú… Ngoài ra, bệnh còn khiến vùng vú hoặc núm vú xuất hiện đau nhức, có vết lõm ở da hoặc phần da xung quanh vú dày lên.
Ung thư vú rất khó phát hiện sớm nếu người bệnh không để ý bất thường trên cơ thể.
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ ung thư vú ở nữ bao gồm: Lớn tuổi (trên 50 nhưng hiện giờ đang trẻ hóa), do di truyền, hút thuốc và uống rượu bia nhiều, người mắc bệnh béo phì, phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai… Nếu có một trong số những yếu tố trên, hãy thăm khám thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư có nhiều phương pháp điều trị nhất. Các phương pháp này thường được các bác sỹ cân nhắc kỹ, có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau điều trị trên một bệnh nhân tùy theo giai đoạn bệnh, đặc điểm sinh học của khối u, tình trạng sức khỏe ... và cả mong muốn của người bệnh.
- Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là loại bệnh gây tử vong cao thứ 4 thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên tin vui là, nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống rất lâu, có khi đến mấy chục năm sau khi phát hiện bệnh và chạy chữa sớm.
Ung thư đại trực tràng có dấu hiệu ở các bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Khi đi đại tiện thường sẽ có máu trong phân, đi ra máu tươi, khi táo bón khi tiêu chảy, phân có hình mỏng và dẹt hơn so với bình thường…
Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Kiểm tra sàng lọc định kỳ cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể và hiệu quả nhất.
Phòng ngừa ung thư là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ mắc ung thư:
- Tránh hút thuốc lá và cần cai thuốc lá: Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc của người khác. Nếu bạn hút thuốc, hãy cân nhắc cai thuốc lá.
- Giữ cân nặng lý tưởng: Duy trì một chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn để giữ cân nặng luôn ổn định, không béo phì.
- Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn: Hạn chế việc tiêu thụ rượu và các loại đồ uống có cồn khác.
- Bảo vệ da: Sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc khi phải ở ngoài trời quá lâu.
- Tăng cường vận động: Bạn nên tập thể dục đều đặn với các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ hoặc các môn thể thao khác.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường tiêu thụ các loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt… giảm tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo và lượng đường cao.
- Giảm stress: Học cách quản lý stress và tìm kiếm các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc những sở thích lành mạnh giúp giảm căng thẳng.
Theo Insider, Healthline