4. Đầu gà
Trên đầu gà có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, độc tố và kim loại nặng. Nếu bạn ăn đầu gà trong thời gian dài thì các chất này sẽ đi vào cơ thể người và gây hại cho sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn cho trẻ nhỏ ăn đầu gà thì nguy cơ dậy thì sớm rất dễ xảy ra.
Hình minh họa. Ảnh: Food & Wine
Để đảm bảo sử dụng thịt gà đúng cách, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây "phản tác dụng", chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Những người có chứng dị ứng, cao huyết áp, bị sẹo lồi, người đang bị bệnh thủy đậu thì không nên ăn thịt gà vì các thành phần trong thịt gà có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm.
- Những người bệnh cam và trúng gió cũng cần phải kiêng thịt gà vì chúng có tính nóng, dễ “động phong phát hỏa”.
- Không nên kết hợp thịt gà với tỏi và hành sống vì gà tính ngọt, ấm, trong khi tỏi tính nhiệt, hành tính hàn, nếu kết hợp với nhau sẽ “xung khắc” và khiến khí huyết bị tổn thương.
- Khi ăn kinh giới thì không dùng thịt gà vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ, nếu kết hợp với gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, u tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não.
- Thịt gà kiêng cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn sinh ra nhiều mụn nhọt.
- Thịt gà cũng kiêng thịt chó vì thịt chó cũng cam ôn đại nhiệt, nếu hai loại sử dụng chung thì cơ thể sẽ quá nhiệt, sinh ra đi kiết lỵ.
- Không ăn chung thịt gà và rau cải thì rau cải tính hàn, thịt gà tính ấm, có thể xuất hiện sự “giao tranh” giữa nóng và lạnh gây ra bệnh lỵ.
- Tuy rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Nếu như ăn chung rau răm và thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.
Theo Sohu