Trồng người

5 bí quyết giúp cha mẹ xử lý khi con nói dối

Hà Minh {Ngày xuất bản}

(GDTĐ) - Trẻ nói dối không đáng sợ. Đáng sợ hơn là khi trẻ nói dối, cha mẹ nghe thấy nhưng bỏ qua, để mặc nó phát triển. Nếu cha mẹ muốn xử lý triệt để sự nói dối của trẻ, cách tốt nhất là bồi dưỡng sự thành thật cho trẻ.

noi-doi.jpg
5 bí quyết giúp cha mẹ xử lý khi phát hiện con nói dối.

Để trẻ không nói dối, cha mẹ hãy nắm vững 5 bí quyết xử lý như sau:

Đầu tiên: cha mẹ hãy dạy trẻ phân biệt giữa sự thật và trí tưởng tượng

Khi trẻ còn đang chưa phân biệt được cái gì là thực, cái gì là hoang đường, lẫn lộn giữa những tình tiết trong truyện cổ tích và phim hoạt hình với sự thật chân thực của đời sống, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ phân biệt cho đúng.

Tưởng tượng của trẻ chuyển hoá thành nói dối chỉ cách nhau một bước, vì vậy cần phải có sự hướng dẫn của cha mẹ để giúp trẻ phân biệt. Trẻ có trí tưởng tượng là thiên bẩm, nhưng nếu cha mẹ một mực tỏ ý khen ngợi đối với trí tưởng tượng của trẻ thì sẽ khiến trẻ chuyển thành nói dối.

Còn nếu cha mẹ nhất nhất phản đối trí tưởng tượng của trẻ thì sẽ kìm hãm sự phát triển trí lực của con. Nên cha mẹ phải điều chỉnh phương pháp giáo dục, khéo léo từng bước cải chính sự tưởng tượng không đáng có của trẻ.

Thứ hai: cha mẹ hãy là tấm gương tốt cho con cái noi theo

Đối với những trẻ nói dối, việc cha mẹ uy hiếp hoặc doạ nạt trẻ phải thừa nhận mình đang nói dối chỉ khiến trẻ càng thêm căng thẳng, áp lực. Tốt nhất, cha mẹ hãy đợi đến lúc nào đó bình tĩnh, nghiêm túc hỏi han con. Sau khi trẻ thừa nhận sai lầm của mình, cha mẹ nhất định phải khen ngợi biểu hiện sự thành thật của trẻ. Nên nói những lời nói kiểu như: “Tuy mẹ không hài lòng với việc con làm nhưng rất may là con đã nói được ra sự thật. Sự thành thật ấy của con thực sự mẹ rất tán thưởng.”

Cha mẹ hãy là người thầy đầu tiên của trẻ, lời nói và hành động của cha mẹ cần nhất quán, thành tâm thành ý. Có như vậy con cái mới trở thành người ngay thẳng thật thà được.

Thứ ba: cha mẹ nên tìm ra nguyên nhân nói dối của trẻ

Nếu trẻ đã đến tuổi biết phân biệt phải trái mà vẫn nói dối thì cha mẹ phải tìm ra nguyên nhân. Cha mẹ nên biết trẻ cũng có quyền giữ im lặng.

Nếu bị cha mẹ bức ép quá hoặc chịu hình phạt nặng nề quá, trẻ cũng sẽ quyết định nói dối. Do đó, cần phải bồi dưỡng, khuyến khích sự thành thật của trẻ thay vì trừng phạt trẻ.

con-noi-doi.jpg
Ảnh minh hoạ.

Thứ tư: cha mẹ nên cho trẻ cảm giác an toàn

Nguyên nhân gốc rễ của việc trẻ nói dối là trẻ cần sự an toàn. Nếu cha mẹ có thể cho trẻ cảm giác an toàn đó thì trẻ sẽ không cần nói dối nữa.

Thứ năm: cha mẹ nên giảm sự kỳ vọng vào trẻ

Cha mẹ đặt quá nhiều sự kỳ vọng vào trẻ sẽ làm trẻ thêm áp lực. Do đó, cha mẹ cần phải điều tiết sự kỳ vọng vào con cái, nhất là đối với những việc vượt quá khả năng của trẻ.

Cha mẹ nên khoan dung độ lượng với trẻ, thường xuyên nói chuyện tâm tình để giảm bớt những khoảng cách về tâm lý với con.

Khi trẻ mắc lỗi thì chính sự bao dung của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy an toàn, thật thà nhận lỗi và dũng cảm sửa chữa sai lầm của mình.

Tóm lại, trước những lời nói dối của trẻ, cha mẹ nên phân tích, nghiên cứu và tìm rõ nguyên nhân tại sao trẻ nói dối để có biện pháp sửa chữa, chỉ dẫn và giáo dục trẻ một cách toàn diện.

Mỗi bậc cha mẹ đều mong muốn con mình thành công, tuy nhiên, không phải bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều trở thành những người kiệt xuất được. Nhưng, những đứa trẻ có nhân cách bao giờ cũng là đứa trẻ thành thật.

Bài liên quan
4 trường hợp dễ khiến trẻ nói dối nhất mà cha mẹ không ngờ tới
Khi một đứa trẻ bắt đầu nói dối, điều đó không hoàn toàn do lỗi của chúng mà còn có liên quan tới cách cha mẹ đối xử với con mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 bí quyết giúp cha mẹ xử lý khi con nói dối