Mờ mắt, khó nhìn vào buổi sáng có thể là dấu hiệu đường huyết cao chứ không chỉ liên quan tới thị lực (Ảnh minh họa)
Giai đoạn đầu chỉ biểu hiện là nhìn mờ vào buổi sáng, có thể giảm hoặc mất hẳn triệu chứng này vào buổi chiều. Nhưng nếu không kịp thời can thiệp, tiểu đường có thể khiến thị lực giảm sút rõ rệt, thậm chí là gây mù lòa.
5. Da bị ngứa, mẩn đỏ
Khi đường huyết trong máu tiếp tục tăng cao, đường sẽ đi qua tuyến mồ hôi, tuyến bã sẽ theo bài tiết mồ hôi và bã nhờn lên bề mặt da. Khi ngủ dậy, mồ hôi và dầu trên bề mặt da chưa được làm sạch, trong đó lại chứa đường nên rất nhiều vi khuẩn. Sau khi bị vi khuẩn phân hủy sẽ tạo ra các axit hữu cơ bao gồm axit propionic, giấm, axit, axit lactic… Các chất axit này sẽ gây kích ứng da, gây ngứa và mẩn đỏ.
Ngoài ra, đường huyết cao làm cơ thể bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến cho quá trình bài tiết mồ hôi ở da bị rối loạn, gây khô da và thường có cảm giác ngứa ngáy vào buổi sáng.
Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, cần dùng thuốc suốt đời, hiện vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm. Điều trị tập trung vào dùng thuốc, điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống,… giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng ở một mức độ nhất định.
Đối với những người có đường huyết cao nhưng chưa đến mức mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường thông qua lối sống là tối quan trọng. Trong đó có 4 việc cần làm càng sớm càng tốt và duy trì thành thói quen hàng ngày, đó là:
1. Giảm bớt đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các loại thức ăn khác nhau có thời gian tăng đường huyết sau ăn khác nhau. Ví dụ, carbohydrate có thể kéo dài 2 - 3 giờ, bữa ăn hỗn hợp kéo dài 3 - 5 giờ, bữa ăn nhiều chất béo kéo dài 8 -10 giờ. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ vào thời điểm nào trong ngày cũng không tốt cho việc kiểm soát lượng đường, nhưng nếu ăn vào bữa tối thì hậu quả là nặng nhất.
2. Ngủ đủ 6- 8 tiếng
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giấc ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm ở người có đường huyết cao, bệnh nhân tiểu đường có khả năng gây ra đường huyết lúc đói bất thường. Đồng thời cũng khiến tăng nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hãy đảm bảo ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày, 80 - 90% trong số đó là giấc ngủ ban đêm.
3. Duy trì tâm trạng tốt
Tâm trạng tiêu cực, căng thẳng cũng tác động rất lớn tới lượng đường trong máu. Bởi lúc này, cơ thể có xu hướng tăng tiết cortisol - 1 loại hormone đối kháng làm giảm nhạy insulin, dẫn tới đường huyết có xu hướng gia tăng.
Tâm trạng tiêu cực, trầm cảm, lo lắng… cũng dễ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi người bệnh, dẫn tới những thói quen có hại như: tiêu thụ cafe, thuốc lá, rượu bia, đồ ăn nhanh, ngại tập thể dục vận động.. .càng khiến cơ thể khó ổn định đường huyết hơn.
4. Uống nhiều nước
Lượng đường huyết tăng dẫn đến quá trình đào thải nước tiểu gia tăng với mục đích đưa lượng đường ra ngoài cơ thể. Lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài nhiều có thể dẫn tới mất nước cơ thể.
Uống nhiều nước, giảm dầu mỡ và học cách suy nghĩ tích cực rất có hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu (Ảnh minh họa)
Khi cơ thể người đường huyết cao bệnh nhân tiểu đường mất nước có thể dẫn đến tình trạng cô đặc máu, tăng nồng độ chất hòa tan gây khó khăn cho việc đào thải lượng đường thừa và các chất cặn bã khác. Từ đó khiến lượng đường mất kiểm soát hoặc dẫn đến nguy cơ hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu và nhiễm toan ceton.
Trung bình một người khỏe mạnh cần uống từ 1,5 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Đối với bệnh nhân đái tháo đường cần uống nhiều hơn để bù lại lượng nước bị mất đi. Việc bổ sung lượng nước giúp làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tốc độ tuần hoàn ngoại vi, ngăn sự phát sinh và phát triển các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
Ngoài ra, việc vận động giúp gia tăng sức chịu đựng cho tim và điều hòa đường huyết tốt hơn, cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng hơn. Từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.
Nguồn và ảnh: Sohu, QQ, Family Doctor