5. Thường xuyên cảm thấy buồn nôn
Nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường có cảm giác buồn nôn dai dẳng ở mức độ nhẹ hoặc nặng, kèm theo triệu chứng khó tiêu. Nguyên nhân là do các khối u xuất hiện trong cổ tử cung khi lớn dần sẽ từ từ đè lên ruột và dạ dày, gây khó chịu cho cơ thể. Ở giai đoạn đầu thường nhẹ nhưng triệu chứng này sẽ nặng hơn khi bệnh tiến triển nên cần đặc biệt chú ý.
1. Khám sức khỏe định kỳ
Cần xây dựng thói quen tốt là khám sức khỏe định kỳ cũng như sàng lọc ung thư cổ tử cung. Thông qua công nghệ y tế hiện đại, các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoàn toàn, từ đó ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư cổ tử cung.
Vì vậy, việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên và hiệu quả là rất quan trọng. Kể cả đối với những phụ nữ đã tiêm vắc xin ngừa HPV cũng cần được sàng lọc thường xuyên.
2. Duy trì lối sống lành mạnh
Chị em phụ nữ cần duy trì một lối sống, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả. Không quan hệ tình dục quá sớm, tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục và chú ý vệ sinh cá nhân sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
3. Hạn chế sử dụng thực phẩm chức năng thay đổi nội tiết tố
Nhiều thực phẩm chức năng thay đổi nội tiết tố với một số công dụng như tăng kích thước vòng 1, đẹp da... được nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Tuy nhiên việc hấp thụ những hormone ngoại sinh này có thể gây ra sự phát triển bất thường của mô cổ tử cung và phát triển ung thư.
Chính vì vậy, khi sử dụng những thực phẩm chức năng cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Cùng với đó, chị em phụ nữ trong độ tuổi được khuyến nghị nên tiến hành tiêm chủng HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.
Nguồn: Thepaper