5 nguyên nhân khiến giá sách giáo khoa mới cao hơn sách giáo khoa cũ

PV | 27/09/2022, 08:06
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhà giáo ưu tú, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Xuất bản,Thiết bị Giáo dục Việt Nam ( VEPIC) ông Ngô Trần Ái đã trao đổi nhiều vấn đề xoay quanh giá sách giáo khoa.

Sách giáo khoa là loại hàng hóa đặc thù luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội cả về chất lượng và giá cả, nhất là khi việc quản lý sản xuất sách giáo khoa chuyển từ cơ chế độc quyền Nhà nước sang cơ chế xã hội hóa, có cạnh tranh.

Theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học 2020-2021, chương trình bắt đầu triển khai với lớp 1; năm học 2021-2022 với lớp 2, lớp 6; năm học 2022-2023 với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Sách giáo khoa (SGK) mới cũng đã được đưa vào nhà trường sử dụng đại trà.

Hiện nay, SGK mới đang tiếp tục lộ trình của Bộ GDĐT và được đánh giá tiệm cận với SGK các nước phát triển, khổ SGK đã được điều chỉnh thành khổ lớn hơn. Bên cạnh đó, không chỉ SGK tiểu học được in 4 màu mà hầu hết SGK các lớp đều được in 4 màu.

bai-5.png

Trước luồng ý kiến cho rằng, các nhà xuất bản cần tính toán, điều chỉnh lại giá SGK mới, Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Xuất bản -Thiết bị Giáo dục Việt Nam, gọi tắt là VEPIC (đơn vị đầu tư bộ sách giáo khoa Cánh Diều) đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân SGK mới cao hơn SGK cũ.

Trước hết, theo ông Ái, Bộ SGK mới theo Chương trình GDPT 2018 do các NXB, doanh nghiệp bỏ vốn tự có hoặc vốn vay ngân hàng để thực hiện tất cả các khâu từ tổ chức biên soạn, dạy thực nghiệm, mua vật liệu đầu vào, trả tiền nhuận bút, quảng bá, tập huấn giáo viên; không được Nhà nước cấp ngân sách chi trả cho mộtsố khâu như trước đây.

Giá nguyên vật liệu, công in, nhuận bút, chi phí quảng cáo, tập huấn giáo viên,… đều cao hơn trước; đặc biệt là giá giấy tăng cao. Ngay cả giá giấy Bãi Bằng do ViệtNam sản xuất, hiện nay cũng cao hơn 25% so với cách đây 5 năm. Thực tế là SGK mới có khổ giấy lớn hơn 1,3 lần so với SGK cũ; in 4 màu; chất lượng giấy in tốt hơn. So với giá các loại sách khác trên thị trường thì SGK vẫn có giá thấp hơn. Ví dụ, bộ SGK lớp 3 gồm 12 quyển, có giá là 220.000 đồng. Nếu chia trung bình, mỗi quyển SGK có giá xấp xỉ 18.000 đồng. Trong khi đó, mộtquyển truyện có độ dày, giấy in, hình minh họa, màu tương tự với sản lượng hơn 100.000 bản trên thị trường cũng có giá vào khoảng 90.000 đến 100.000 đồng.

So với giá SGK các nước, một cuốn SGK in 4 màu, số trang tương tự thì giá cũng vào khoảng từ 100.000 đến 200.000 đồng (đối với một số nước trong khối ASEAN) và từ 200.000 đến 300.000 đồng (như Nhật Bản, Hàn Quốc). Ví dụ SGK Toán của Singapore giá vào khoảng 250.000 đồng; SGK Đạo Đức và Khoa học tựnhiên của Hàn Quốc, Nhật Bản có giá từ 280.000 đến 300.000 đồng.

Các bộ SGK mới đều có SGK phiên bản điện tử miễn phí kèm theo. Hiệu quả của SGK điện tử rất lớn nhưng chi phí cũng lớn (ví dụ, chỉ để làm một bài tập tương tác hay một thí nghiệm đã phải chi nhiều triệu đồng; làm một video kể chuyện –tương đương một bộ phim hoạt hình – cũng phải chi hàng chục triệu đồng), nênnếu giá SGK tính đúng, tính đủ phải bao gồm cả chi phí làm SGK điện tử.

Do có nhiều đơn vị cùng biên soạn, xuất bản, phát hành SGK nên thị trường của mỗi đơn vị hẹp hơn, sản lượng của mỗi đầu sách giảm đi so với thời kỳ chỉ có một bộ SGK của một NXB, góp phần làm chi phí tăng lên theo đúng phân tích về cơ sở hình thành giá: số lượng phát hành một đầu sách càng cao, giá thành càng hạ và ngược lại.

bai-52.png

Cũng theo ông Ngô Trần Ái, thực tế giá SGK không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của gia đình, nhất là so sánh với các chi phí khác. Để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Khoản 10, Điều 20, Nghị định 81/2021 ngày 27/8/2021 của Chính phủ, Nhà nước đã cấp 150.000 đồng/tháng x 9 tháng/năm cho học sinh thuộc hộ nghèo để mua sách vở và đồ dùng học tập. Như vậy mỗi năm học, học sinh nghèo được cấp 1.350.000 đồng, tương đương giá từ 4-7 bộ SGK, tùy cấp học.

Từ thực tế nêu trên, ông Ái kiến nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để tham mưu với Quốc hội quyết định vấn đề quản lý giá SGK sát với thực tế; Kiến nghị Chính phủ chi ngân sách nhà nước cho thư viện trường học mua SGK để học sinh mượn; Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các NXB, doanh nghiệp làm và phát hành SGK tặng SGK cho học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn...

Là một trong những đơn vị xuất bản SGK, trong suốt thời gian từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) luôn duy

trì hoạt động thường niên tặng sách giáo khoa cho các em học sinh có hoàn cảnh

khó khăn trên cả nước.

Riêng năm học 2022 – 2023 vừa qua, Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam cũng đã tặng 600.000 bản sách giáo khoa mới, trị giá hơn 12 tỉ đồng cho các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

Bạn đọc, thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt mua SGK Cánh Diều có thể liên hệ trực tiếp tại: Công ty TNHH phát hành sách Cánh Diều, Số 50 phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Hotline: 0911878386; Email: pkd@sgdcanhdieu.vn. Website: https://sachcanhdieu.com/

Bài liên quan
Đơn vị biên soạn hướng dẫn sử dụng bộ SGK Cánh Diều cho giáo viên
Các chủ biên các môn của bộ SGK Cánh Diều cho biết, muốn sử dụng SGK tốt nhất, trước hết cần nắm chắc lý thuyết để từ đó nắm được bản chất vấn đề cần truyền tải

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 nguyên nhân khiến giá sách giáo khoa mới cao hơn sách giáo khoa cũ