Không chỉ natto, các sản phẩm khác từ đậu nành cũng chứa hàm lượng lớn β-conglycinin giúp giảm mỡ nội tạng. Chính vì vậy, nên ăn ít nhất một món làm từ đậu nành mỗi ngày.
4. Trà xanh
Trà xanh chứa lượng lớn tannin có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa chất béo, giảm béo xấu có trong cơ thể. Đồng thời caffeine trong trà xanh còn có tác dụng đốt cháy mỡ nên có tác dụng giảm mỡ nội tạng rất tốt.
Shimano Yumi còn cho biết, trong trà xanh có chứa tannin có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa chất béo và giảm béo, đồng thời caffeine trong trà xanh còn có tác dụng đốt cháy mỡ nên có tác dụng giảm mỡ nội tạng rất tốt.
5. Cá thu, cá mòi
Đây là những loại cá chứa hàm lượng lớn chất béo chất lượng cao có thể hạn chế việc hình thành chất béo trung tính bên trong cơ thể, giúp máu lưu thông thuận lợi.
Chuyên gia dinh dưỡng Katamura Yumi cũng cho biết, cá mòi rất giàu EPA và DHA, có thể giúp ức chế sự gia tăng cholesterol trong cơ thể. Cùng với đó, dù một con cá thu có 190 calo nhưng hầu như không chứa carbohydrate và cũng là thực phẩm tốt để giảm mỡ nội tạng.
Ngoài ra, các bác sĩ lưu ý 2 cách cơ bản kiểm soát sự tích tụ của mỡ nội tạng
Kiểm soát tinh bột và đồ ngọt tiêu thụ
Nguyên nhân béo phì cũng như mỡ nội tạng thường do ăn quá nhiều tinh bột. Vì các loại bánh ngọt và đồ ăn nhẹ dù có kích thước nhỏ nhưng lại chứa nhiều calo. Khi lượng tinh bột và calo này không được tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể, gây ra mỡ nội tạng.
Kiểm soát lượng chất béo nạp vào
Lượng chất béo nạp cơ thể vào sẽ trực tiếp đi vào máu và cung cấp lượng calo lớn. Việc hấp thụ quá nhiều chất béo, đặc biệt là axit béo chuyển hóa sẽ gây hại cho sức khỏe và là nguyên nhân gây tích tụ mỡ nội tạng.
Với những thực phẩm chế biến theo cách chiên rán có thể sản sinh nhiều chất gây hại cho sức khỏe, chúng không chỉ cung cấp lượng mỡ lớn mà còn sản sinh ra các gốc tự do, thúc đẩy quá trình oxy hóa và tăng nguy cơ gây ung thư cũng như những bệnh mãn tính khác.
Nguồn: edh.tw