Các chất chống oxy hóa có trong quả nho là thành phần quan trọng giúp gan luôn hoạt động tốt và thực hiện hiệu quả chức năng giải độc cơ thể. Trong đó nổi bật là polyphenol, là chất tẩy gốc tự do tự nhiên và có thể giúp tế bào gan của chúng ta tái tạo.
Nho cũng chứa nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng như canxi, phốt pho, phenol… Những chất này có thể cải thiện nồng độ protein huyết tương trong cơ thể người. Đối với người bị chức năng gan kém, ăn nhiều nho còn có thể giảm men transaminase của gan, từ đó cải thiện chức năng gan. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì nhiều giống nho có vị ngọt, đường huyết cao.
Táo là loại quả rất tốt cho sức khỏe và có lợi cho gan. Nước ép táo giàu axit malic giúp hòa tan sỏi mật. Trong táo còn có nhiều chất xơ pectin, đây là hoạt chất có khả năng đào thải các kim loại nặng được tích lũy từ thực phẩm, phòng tránh các bệnh về gan và da.
Ngoài ra, ăn táo thường xuyên còn có thể bảo vệ gan vì táo có thể thúc đẩy sản xuất protein trong cơ thể, giúp gan sửa chữa các tế bào bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình sản xuất tế bào mới.
Trên thực tế, dâu tây chứa rất nhiều vitamin, ăn thường xuyên có thể nâng cao khả năng miễn dịch của con người. Khi khả năng miễn dịch của con người được cải thiện thì nguy cơ mắc một số bệnh về gan cũng sẽ nhỏ sẽ giảm đi. Ăn dâu tây còn rất có lợi cho gan vì nó có thể giúp gan trao đổi chất, giúp gan thải độc tố ra khỏi cơ thể kịp thời, giảm gánh nặng cho gan và giúp gan phục hồi kịp thời.
Dâu tây có thể giảm thiểu tình trạng nóng gan ở một mức độ nhất định. Đồng thời, dâu tây cũng rất giàu chất sắt và vitamin C, hai chất này có thể kích hoạt tế bào gan, bồi bổ cơ thể.
Đặc biệt, dâu tây là một trong những loại trái cây có khả năng chống lại bệnh gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do dâu tây giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa. Thêm vào đó, dâu tây còn chứa nhiều nước có thể cải thiện tình trạng tích tụ mỡ trong gan.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, Eat This