Tràn dịch màng phổi là tình trạng có một lượng dịch trong màng phổi nhiều hơn mức bình thường. Thông thường, nếu việc tràn dịch ở mức độ nhẹ, nó chỉ khiến người bệnh bị khò khè. Nhưng khi mầm bệnh xâm nhiễm vào phổi, nó sẽ dễ dàng gây viêm, tình trạng này xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân ung thư phổi.
Ngoài ra, sự tổn thương này còn gây cản trở sự trao đổi khí lưu thông của cơ thể, dễ gây ngạt thở cho người bệnh.
5. Tắc ruột
Nếu đại tràng và trực tràng bị tắc nghẽn sau khi ung thư xuất hiện, nó sẽ gây tắc ruột, cản trở quá trình “tống” phân ra ngoài một cách bình thường, dễ gây thủng ruột. Nếu phẫu thuật không được thực hiện kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
6. Vàng da
Khi cơ thể có tế bào ung thư, các tổn thương sẽ khiến chất bilirubin không được đào thải ra ngoài thuận lợi, nó sẽ bị tích tụ trong máu, cuối cùng vận chuyển đến một số mô trong cơ thể, dẫn đến ngứa da, vàng da, củng mạc mắt có màu vàng hoặc xanh, phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu.
Có nhiều nguyên nhân gây vàng da nhưng trường hợp nặng thường liên quan tới bệnh gan. Nếu có ung thư gan xuất hiện, ngoài vàng da còn kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, các mạch máu nổi lên trên da như mạng nhện.
7. Hội chứng cận ung thư
Hội chứng cận ung thư của hệ thần kinh là một nhóm các rối loạn hiếm gặp xảy ra ở một số bệnh nhân ung thư. Nó có thể ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan khác, bao gồm nội tiết, da liễu, máu và khớp.
Hội chứng này xảy ra khi các chất chống ung thư của hệ miễn dịch tấn công các vùng như não, tủy sống, dây thần kinh ngoại vi hoặc cơ.
Tùy thuộc vào phần nào của hệ thần kinh bị ảnh hưởng, hội chứng cận ung thư có thể gây ra các vấn đề về chuyển động hoặc phối hợp cơ, nhận thức, giác quan, trí nhớ, tư duy và thậm chí cả giấc ngủ.
Tổn thương hệ thần kinh đôi khi có thể hồi phục bằng các liệu pháp nhắm vào cả ung thư và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể nhanh chóng dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và không thể đảo ngược đối với hệ thần kinh.