Ai không được xông hơi?

Hà Thu | 17/10/2023, 06:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Xông hơi là biện pháp chăm sóc sức khỏe vô cùng hiệu quả, được áp dụng trong nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng liệu đã được thực hiện đúng cách?

13.jpeg
Ai không được xông hơi?

Theo truyền thống, phòng xông hơi được sử dụng để tạo cảm giác thư giãn, khi nhịp tim của bạn tăng lên và các mạch máu giãn ra, lưu lượng máu đến da sẽ tăng lên. Xông hơi sẽ giúp nam, nữ giới cải thiện quá trình lưu thông máu. Ngoài ra, một số lợi ích của việc xông hơi, bạn nên biết như:

Thư giãn

Hệ thống thần kinh giao cảm trở nên tích cực hơn để duy trì sự cân bằng nhiệt độ trong cơ thể. Các tuyến nội tiết của bạn bắt đầu tham gia vào phản ứng này.

Phản ứng của cơ thể với sức nóng có thể khiến bạn ít cảm nhận được cơn đau, tỉnh táo hơn và mang lại cảm giác phấn chấn. Đồng thời, hơi nóng giúp bạn thư giãn các cơ, bao gồm cơ ở mặt và cổ.

Thư giãn này là một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng phòng tắm hơi. Để tăng thêm hiệu quả thư giãn, hãy thực tập thiền khi ở trong phòng xông hơi.

Giảm đau

Sử dụng phòng xông hơi khô có thể giúp mọi người cảm thấy như được tiếp thêm sinh lực. Vì các mạch máu được giãn ra trong phòng tắm hơi, lưu lượng máu tăng lên và làm tăng căng thẳng ở các khớp và giảm đau cơ.

Xông hơi cũng có thể đem lại nhiều lợi ích cho những người bị viêm cơ xương mãn tính bao gồm viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp.

Cải thiện chức năng tim: Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phòng xông hơi thường xuyên có liên quan đến việc cải thiện chức năng tim ở những người bị suy tim.

Giảm nguy cơ đột qụy: Tắm trong phòng tắm hơi thường xuyên 4 đến 7 lần trên tuần làm giảm nguy cơ đột qụy.

Ngăn ngừa sa sút trí tuệ: Tình trạng sa sút trí tuệ và bệnh alzheimer có thể được cải thiện rõ rệt nhờ xông hơi thường xuyên.

11.jpeg
Cần xông hơi đúng cách để đem lại hiệu qủa cho sức khoẻ.

Xông hơi thuốc đúng cách

Cho thuốc xông vào nồi, đổ nước ngập thuốc khoảng Đậy vung kín. đun sôi thuốc trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút. Đặt nồi nước xông vào vị trí sông trong buồng xông.

Người bệnh mặc quần áo lót, ngồi trước nồi xông, sử dụng tấm vải lớn hoặc chăn trùm kín toàn thân. Mở nắp vung cho hơi thuốc ra từ từ vừa với sức chịu đựng của cơ thể.

Vừa hít thở sâu hơi nước thuốc, vừa dùng dụng cụ quấn nồi thuốc xông cho hơi thuốc bốc lên.

Ngồi xông cho đến khi thấy mồ hôi ở đầu, mặt, cổ, ngực, lưng toát ra thì dừng xông, thời gian khoảng 15 đến 20 phút. Lấy khăn khô lau toàn thân và thay quần áo sạch.

Một số trường hợp sau đây không nên xông hơi thuốc

Người vừa uống rượu bia: Với trường hợp này xông hơi thuốc có thể làm cho mạch máu giãn nở quá mức dẫn đến những biểu hiện mệt mỏi, choáng váng chóng mặt, buồn nôn... Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đột qụy hoặc tử vong tại chỗ nếu không phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời.

Người đang bị sốt: Xông hơi thuốc làm cho cơ thể mất nhiều nước hơn đặc biệt là mất cắt chất điện giải và chất khoáng khiến cơ thể càng mệt thêm.

Người bệnh tăng huyết áp: Các trường hợp bị tăng huyết áp mà chưa kiểm soát tốt nên không xông hơiThuốc do mạch máu có thể giãn nở đột ngột gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Người già yếu: Người già yếu cơ thể suy nhược, phụ nữ có có thai và các trường hợp cấp cứu không nên xông hơi.

Lưu ý: Nhiệt từ hơi nước có thể gây bỏng do đó chỉ nên để nhiệt độ xông hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể 7 đến 8 độ C. Chú ý trong quá trình xông không để hơi nóng quá gần da bỏng không được xông quá 30 phút.

Do khi xông cơ thể sẽ bị mất nước nên cần uống bù nước ấm sau khi xông. Chú ý không uống nước lạnh vì gây mất cân bằng nhiệt trong cơ thể.

Không nên tắm ngay sau khi xông vì khi ấy lỗ chân lông đang mở, nếu gặp lạnh sẽ dễ bị cảm lạnh, càng làm bệnh nặng hơn.

Không nên xông nhiều lần hoặc xông liên tục sẽ khiến cơ thể bị mất nước, bệnh thêm nặng và gây nguy hiểm cho sức khỏe./.

(Còn tiếp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ai không được xông hơi?