Phòng ngừa ung thư
Các tế bào ung thư sinh ra các gốc tự do để được nhân lên nhanh chóng. Do chứa nhiều carotenoid và lutein - hợp chất hoạt động tương tự chất chống oxy hóa nên bí ngô sẽ góp phần vô hiệu hóa gốc tự do, nhờ đó mà bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Người có lượng beta-carotene và alpha-carotene cao sẽ có nguy cơ thấp với ung thư dạ dày. Không những thế, người có lượng carotenoid cao sẽ ít có nguy cơ bị viêm họng, và một số loại bệnh ung thư.
Ăn bí đỏ hàng ngày có tốt không?
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám và Tư vấn Dinh dưỡng Người lớn, Viện Dinh dưỡng cho biết, bí đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cần khéo léo kết hợp bí đỏ trong khẩu phần ăn, một tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần là hợp lý.
Theo bác sĩ Hưng, nếu ăn quá nhiều bí đỏ thì lượng beta caroten sẽ không được tiêu hóa hết do hàm lượng cao vượt mức hấp thu của cơ thể. Lúc này beta caroten sẽ bị tồn đọng ở gan và gây ra hiện tượng vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân và cả chóp mũi. Dù vậy, vàng da do ăn nhiều bí đỏ cũng không nên lo lắng vì đây là một bệnh lý không gây hại cho sức khỏe và chỉ cần ngừng ăn bí đỏ một thời gian thì triệu chứng vàng da sẽ hết.
Không nên ăn quá nhiều bí đỏ một lúc bởi hàm lượng chất xơ quá cao có thể gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.
Ăn bí đỏ quá nhiều có thể khiến cơ thể bị ngộ độc Cucurbitacin. Bí đỏ có lượng Cucurbitacin là bí thường có vị đắng khi ăn. Do đó, bạn không nên ăn bí đỏ bị đắng nếu không muốn cơ thể bị ngộ độc thực phẩm.
Trên thế giới từng ghi nhận một người đàn ông ở Đức tử vong do ăn quá nhiều bí đỏ. Người này đã ăn số bí đỏ do không bán được. Tuy nhiên hầu hết những quả bí đỏ có vị đắng do hàm lượng Cucurbitacin cao. Việc ăn bí đỏ có chứa Cucurbitacin trong thời gian dài là nguyên nhân khiến người đàn ông này bị tử vong.