Khi một người ăn quá nhiều hoặc tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng calo cao hoặc thực phẩm chế biến sẵn sẽ dẫn đến thừa cân, kháng insulin và sau này có thể dẫn đến bệnh hội chứng chuyển hóa.
Bệnh hội chứng chuyển hóa là gì?
Theo Kalpana Gupta, Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện chuyên khoa Max Smart Super, Saket: “Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Các triệu chứng mà một người có thể biểu hiện là trọng lượng cơ thể cao hơn hoặc chỉ số khối cơ thể cao hơn (trên 30 kg/m2), huyết áp cao, chất béo trung tính trong máu cao, giảm mức HDL, một loại cholesterol "tốt" và kháng insulin. Béo phì sẽ gây chướng bụng, mệt mỏi và viêm dạ dày”.
Tác dụng xấu của thức ăn nhanh đối với gan
Tiêu thụ thức ăn nhanh có liên quan đến tổn thương gan thông qua nhiều cách khác nhau. Gan là một cơ quan thiết yếu thực hiện một số chức năng trao đổi chất, giải độc các hóa chất độc hại và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể gây béo phì và phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Khi NAFLD trở nên trầm trọng hơn, nó có thể dẫn đến xơ gan và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH), hai bệnh gan nghiêm trọng hơn. Ăn nhiều thức ăn nhanh có chứa đường tinh chế và carbohydrate có thể gây viêm gan và kháng insulin. Thức ăn nhanh chứa quá nhiều muối có thể gây viêm và làm thay đổi lưu lượng máu đến gan, theo The Times of India.