Các tiết mục trình diễn sân khấu Dì Kê tại buổi lễ. |
Ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang chia sẻ, việc ghi danh Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn) mà còn là niềm vui chung của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn An Giang
Chỉ trong năm 2023, An Giang đã đón nhận thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam TX Tân Châu và huyện An Phú; nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong (TX Tân Châu); nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn).
Trước đó, đã có 4 di sản của An Giang được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam; Hội đua bò Bảy Núi; tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của đồng bào dân tộc Khmer; Lễ hội Kỳ yên ở đình thần Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn).
Như vậy, với 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được ghi danh, An Giang đã vượt trên con số bình quân về di sản văn hóa cấp quốc gia so với các địa phương khác trong nước.