Trước đây đã có nghiên cứu cho thấy mức độ nguy hiểm của PFAS ở cá nước ngọt và lần này nhóm nghiên cứu hải sản ở biển. Để trả lời các câu hỏi, nhóm nghiên cứu đã khảo sát thói quen tiêu thụ hải sản của 1.829 người lớn và trẻ em ở Portsmouth từ 2 đến 11 tuổi.
Họ cũng đo mức độ của 26 loại PFAS có trong cá tuyết tươi, cá tuyết chấm đen, tôm hùm, cá hồi, sò điệp, tôm và cá ngừ. Hải sản có nguồn gốc từ nhiều vùng khác nhau và đều có ở chợ Portsmouth.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cư dân ở Portsmouth có xu hướng tiêu thụ nhiều hải sản. Trong số những người trưởng thành được khảo sát, 95% cho biết đã ăn hải sản trong năm ngoái.
Họ đã ăn bao gồm tôm, cá tuyết chấm đen, cá hồi và cá ngừ đóng hộp phổ biến nhất.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng tôm và tôm hùm có nồng độ PFAS trung bình cao nhất, tương ứng là 1,74 và 3,30 nanogram trên mỗi gram thịt. Nồng độ trong các sản phẩm khác được phân tích thường đo được dưới 1 nanogram trên gam.
Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên các nghiên cứu khác đã tìm thấy mức PFAS cao ở một số loài hải sản do ông Tracey Woodruff, Tiến sĩ, MPH, giám đốc Chương trình Sức khỏe Sinh sản và Môi trường tại Đại học California, San Francisco, Mỹ đứng đầu.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn hải sản để tránh tiếp xúc với PFAS không an toàn. Thay vào đó, bạn chỉ cần lưu ý khi chọn loại hải sản nào để ăn.
Bởi vì hải sản là nguồn cung cấp protein nạc và axit béo omega tuyệt vời. Do đó, bạn nên chọn những loài hải sản mà các nhà nghiên cứu nhận thấy có chứa lượng PFAS thấp hơn, chẳng hạn như cá rô phi, cá mòi thường có xu hướng chứa ít chất gây ô nhiễm hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần ăn một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại thực phẩm lành mạnh và nguồn protein.