Phương án thứ ba là "quản trị tạm thời" Gaza dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc (LHQ). Các nhà hoạch định chính sách Mỹ khẳng định sự tham gia của cơ quan quốc tế sẽ mang lại cho sáng kiến này tính hợp pháp cần thiết.
Tuy nhiên, các nhà quan sát quốc tế nghi ngờ các kịch bản nói trên sẽ xảy ra.
Người phát ngôn Trung Đông của Sputnik Rakipoglu nhấn mạnh rằng, bất kỳ giải pháp nào cũng cần phải được thực hiện trong khuôn khổ tiến trình dân chủ hợp pháp và không thể bị Washington “áp đặt” lên người dân Palestine.
Theo Rakipoglu, khi nói đến 3 kịch bản nói trên, thật khó để chọn ra kịch bản nào trong số đó khi cuộc giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra ác liệt. Họ tin rằng, tất cả phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến giữa Israel và Hamas.
Nói như vậy, Rakipoglu không tin rằng, bất kỳ lực lượng đa quốc gia nào dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc có thể thành công trong việc mang lại giải pháp hòa bình lâu dài cho người Palestine ở Gaza.
Theo Rakipoglu, kịch bản rất có thể xảy ra là cả Israel và Palestine đều sẽ chịu tổn thất nghiêm trọng. Sau đó, lệnh ngừng bắn có thể sẽ được tuyên bố, và việc trao đổi tù nhân sẽ được thực hiện với sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ai Cập.
“Vì vậy, tôi không mong đợi một sự thay đổi căn bản trên quy mô của Gaza hay Israel”, người phát ngôn Trung Đông nói, ông đồng thời dự đoán rằng, cuộc đối đầu sẽ kéo dài khá lâu.
Theo Yoram Meital, giáo sư nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Ben-Gurion của Negev, mặc dù chính quyền Palestine (PA) là "một thực thể quốc gia nổi tiếng ủng hộ giải pháp hai nhà nước và đưa ra một giải pháp thay thế chính trị cho Hamas" và "được quốc tế công nhận rộng rãi", nhưng vẫn chưa rõ liệu người Palestine ở Gaza có kiên quyết ủng hộ PA hay không.
Ông Meital nói với Sputnik: “Không còn nghi ngờ gì nữa rằng, một bộ phận đáng kể công chúng Palestine không ủng hộ Hamas. Tuy nhiên, sự lãnh đạo hiện tại của chính quyền Palestine cũng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng.
Thực tế chính trị có vấn đề trong xã hội Palestine cũng là hình ảnh phản chiếu sự chia rẽ và khủng hoảng nghiêm trọng trong xã hội Israel".
“Việc tham gia vào một giải pháp chính trị là điều không thể đạt được chừng nào xung đột vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, rõ ràng là một khi giao tranh chấm dứt, các bên phải đưa ra một tầm nhìn chính trị khả thi cho tương lai.
Dù thế nào đi nữa, đây sẽ là một công việc phức tạp và kéo dài, vì một phần đáng kể của cả người Israel và người Palestine hiện đang bị lôi kéo trong một diễn ngôn mang tính đối địch cao và độc hại, trong đó có rất ít không gian cho các thỏa thuận chính trị và sự thừa nhận quyền quốc gia của phe đối lập", vị giáo sư nhấn mạnh.
Theo Sputnik