Chế độ ăn nhiều muối là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới huyết áp cao, đột quỵ. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo cũng không tốt cho sức khỏe mạch máu.
Bạn nên hạn chế ăn quá nhiều mỡ động vật và thức ăn có nhiều cholesterol như thịt mỡ, óc động vật, gan, trứng cá.
6. Hút thuốc
Hút thuốc có thể làm tăng 90% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và gần gấp đôi nguy cơ xuất huyết dưới nhện.
7. Thích uống rượu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, so với những người uống ít hoặc kiêng rượu thì những người nghiện rượu nặng có nguy cơ đột quỵ tăng 22%. Liều thuốc an toàn nhất để tránh đột quỵ là nói không với bia rượu.
8. Ngồi quá lâu, ít vận động
Ngồi lâu mỗi ngày khiến con người dễ béo, máu lưu thông chậm lại. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não.
Khi bạn bắt đầu tập thể dục, bạn nên thực hiện từng bước một, cường độ vừa phải theo thể lực của bản thân. Nhiều người thường xuyên lười vận động, đột ngột tăng cường độ vận động dễ khiến cơ thể bị quá tải, gây thiếu oxy não và thiếu máu cục bộ cấp tính, dễ dẫn đến đột quỵ.
9. Béo bụng
Mỡ bụng tích tụ nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn làm tăng nguy cơ ung thư. Theo khuyến cáo, vòng eo của nam giới không nên vượt quá 90 cm và của nữ giới không vượt quá 85 cm.
Nguyên tắc “120” nhận biết người bị đột quỵ
Cảnh giác với các triệu chứng đột quỵ để nhận biết và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.
“1” nghĩa là “Nhìn thấy khuôn mặt bị lệnh, mất cân đối”.
“2” nghĩa là “Kiểm tra xem hai cánh tay có bị mất lực không”
“0” nghĩa là “Giọng nói có rõ ràng không, có bị nói ngọng không”