Bác sĩ: Lưu ý để phân biệt chuột rút với các bệnh lý nguy hiểm khác

Bác sĩ Phạm Thị Hằng, | 16/07/2023, 13:52
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thông thường, chuột rút là lành tính, tự hết. Tuy nhiên, nếu chuột rút xảy ra trong lúc tắm hoặc khi điều khiển phương tiện, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Loạn trương lực cơ: Biểu hiện có các cơn co thắt bất thường của các nhóm cơ tương phản trong cùng 1 bộ phận cơ thể, dẫn đến cơn co giật bất thường như giật, xoắn, co thắt liên tục, biểu hiện như run, múa vờn…

Cơn Tetany: có thể gây co thắt cơ, nhưng cơn co thắt thường kéo dài hơn (thường kèm những cơn co xoắn cơ ngắn), cơn thường xuất hiện cả 2 bên và lan tỏa, nhưng cũng có thể, chỉ xảy ra đơn độc ở khu vực khớp bàn tay, khớp bàn chân.

Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:

Không tập luyện ngay sau khi ăn.

Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc trước khi đi ngủ.

Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít nước/ngày), đặc biệt là các đồ uống nhiều kali, sau khi tập luyện. Không dùng các chất kích thích như caffein, nicotin

Không hút thuốc lá kéo dãn hoặc làm ấm cơ trước khi tham gia thể thao hoặc tập luyện.

Tăng cường canxi hoặc kali vào cơ thể bằng cách uống sữa và các loại hoa quả như nước cam, chuối, bơ.

Theo Phụ Nữ Việt Nam
https://phunuvietnam.vn/bac-si-luu-y-de-phan-biet-chuot-rut-voi-cac-benh-ly-nguy-hiem-khac-20230716132526137.htm
Copy Link
https://phunuvietnam.vn/bac-si-luu-y-de-phan-biet-chuot-rut-voi-cac-benh-ly-nguy-hiem-khac-20230716132526137.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sĩ: Lưu ý để phân biệt chuột rút với các bệnh lý nguy hiểm khác