Bác sỹ chỉ cách chống dịch Covid-19 khi số ca nhiễm đạt kỷ lục

BS Trần Văn Phúc | 05/07/2021, 11:29
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Số ca mắc Covid-19 đang từng ngày thiết lập con số kỷ lục. Số ca nhiễm của TP HCM sẽ vượt qua Bắc Giang, nhiều tỉnh phía Nam bắt đầu xuất hiện dịch bùng phát.

Xem ngay trên mác quần áo, vải bông hoặc vải sợi, đó là chất liệu phù hợp với quần áo mặc ở nhà. Nếu có điều kiện, mặc loại vải chất liệu “cotton slub” sẽ mỏng hơn cotton nguyên chất thông thường. Người thích điệu đà, thì chọn loại cotton pha lanh, sẽ trở nên mềm mại, đẹp mà vẫn thoáng khí.

Kiểu dáng cắt may là quan trọng, mùa hè mặc dáng suông, tránh đồ bó sát người.

Quần áo để con người sống trong đó, dệt nên những giấc mơ; nhưng trong đại dịch Covid-19 thì mặc quần áo trong căn phòng nhiệt độ hơi cao, cũng là cách để bảo vệ cơ thể không bị ốm.

Ăn các sản phẩm lạnh

Khi thời tiết nắng nóng, mọi người thường lao đến tủ lạnh, lấy đá ăn hoặc uống nước lạnh.

an-kem.jpg

Thời điểm ăn hay uống đồ lạnh thích hợp nhất, là khi cơ thể hoạt động và chuyển hoá nhiều nhất, đó là từ trưa cho đến tối. Cố gắng cách xa bữa trưa hơn nửa tiếng, không nên ăn nước đá khi bụng đói, thức ăn lạnh dễ gây kích ứng ruột và dạ dày, người có chức năng tiêu hóa kém dễ bị đau bụng hoặc tiêu chảy.

Cổ họng nhạy cảm với lạnh, thì nên ăn và uống lạnh từ từ, ít một; có thể uống ngụm nước ấm trước rồi làm quen dần với lạnh để tránh viêm họng.

Ăn hoa quả có tính giải nhiệt.

Ngoài uống nhiều nước, thì rất cần thiết bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giàu sắc tố không bão hoà và tan trong nước (đỏ, xanh dương, đen, tím).

Các loại quả ăn rất tốt như đào, mận, lê, nho, dưa hấu, thanh long, ổi. Rau có thể chọn mướp, mướp đắng, mồng tơi, rau đay. bắp cải, cần tây, cải xoăn, rau dền và các loại rau và dưa có màu xanh đậm khác.

Người lớn tuổi hệ tiêu hoá kém, ăn rải rác chứ không nên ăn quá nhiều rau quả một lúc, hạn chế ăn lạnh buổi tối dễ gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.

Phân biệt sốt hay say nóng?

Thời tiết nắng nóng, ở trong nhà tắt điều hoà, có thể bị say nóng, thân nhiệt tăng trên 38 độ C. Sốt nhiễm trùng, thân nhiệt cũng tăng, vậy làm sao để phân biệt?

sot-nong.jpg

Hãy bật điều hoà và quạt mát.

Đợi 15 phút, sau đó cặp lại nhiệt độ, nếu thân nhiệt không giảm trở về trạng thái bình thường, có khả năng bị nhiễm trùng; nên đến gặp bác sĩ để khám.

Ngoài khả năng nhiễm Covid-19, mùa hè nhất là người cao tuổi dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiêu hóa và các bệnh khác.

BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Bài liên quan
Những bức ảnh nóng bỏng dàn người đẹp Hà thành tập luyện tại nhà
Biên tập viên Mai Ngọc, cá sấu chúa Quỳnh Nga, hay Huyền Lizzie, Lã Thanh Huyền... là những người đẹp Hà thành luyện tập tại nhà có được vóc dáng vạn người mê.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bác sỹ chỉ cách chống dịch Covid-19 khi số ca nhiễm đạt kỷ lục