Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ

Kim | 30/03/2024, 06:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nghiên cứu mới đã chỉ ra thời điểm người tiền sử bắt đầu trò chuyện.

Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của co người về lịch sử ngôn ngữ - Ảnh 3.
Người Homo erectus, được cho là giống người đầu tiên có khả năng nói - Ảnh: Internet.

Một bằng chứng tối quan trọng khác xuất hiện ở 1,6 triệu năm Trước Công nguyên (cũng là lúc con người có thể bắt đầu nói) xuất hiện tại các khu vực khảo cổ. Khi so sánh với các giống loài đương thời, con người đặc biệt yếu ớt, vậy tổ tiên chúng ta đã phải sở hữu một thứ “vũ khí” khác nhằm chiếm thế thượng phong.

Trong quá trình tiến hóa, gần như chắc chắn rằng ngôn ngữ là một phần của chiến lược bù đắp sức mạnh vật lý. Để săn động vật lớn (hoặc khi hái lượm, để đẩy lùi những con vật khỏe mạnh hơn), con người sơ khai cần khả năng lập kế hoạch và phối hợp nhóm tốt hơn - sự phát triển của ngôn ngữ là tối quan trọng trong bối cảnh này.

Con người bắt đầu săn bắn khoảng 2 triệu năm trước, và hiệu quả các cuộc săn tăng lên đáng kể vào khoảng 1,5 triệu năm trước. Khoảng 1,6 triệu năm TCN, lịch sử được viết trên hóa thạch cho thấy sự ra đời và truyền đạt văn hóa qua các thế hệ, công cụ bằng đá trở nên hiệu quả hơn nhiều. Khả năng cao ngôn ngữ nói đã giúp người tiền sử chuyển giao kiến thức và kỹ năng phức tạp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của co người về lịch sử ngôn ngữ - Ảnh 4.
Sự tiến bộ trong việc tạo tác công cụ của con người, từ 1,75 triệu năm trước cho tới 850.000 năm trước - Ảnh: Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos.

Chưa hiết, giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể giúp con người tồn tại trong các khu vực sinh thái và khí hậu khác nhau - có lẽ không phải ngẫu nhiên mà con người có thể tăng tốc độ định cư khắp thế giới một cách đáng kể vào khoảng 1,4 triệu năm trước, tức là ngay sau thời điểm được cho là lúc ngôn ngữ bắt đầu. Công cụ này đã giúp con người làm được ba điều quan trọng để định hình tương lai, là hình dung để thiết lập kế hoạch, và truyền đạt kiến thức.

"Đó là cách ngôn ngữ đã thay đổi lịch sử loài người một cách sâu sắc," theo Giáo sư Mithen. Nghiên cứu mới của ông cho rằng trước khi ngôn ngữ ra đời, khả năng giao tiếp của con người vô cùng hạn chế, có lẽ chỉ gồm vài chục âm thanh và cử chỉ tay khác nhau.

Suốt hàng trăm nghìn năm qua, ngôn ngữ dần tiến hóa, trở nên phức tạp để rồi đạt được cảnh giới tinh vi như ngày nay. Trong thời hiện đại, chúng ta không chỉ sử dụng ngôn ngữ để trò chuyện với nhau, mà còn phát minh ra thêm những ngôn ngữ mới, đơn cử như ngôn ngữ lập trình để trò chuyện với máy tính.

Theo Đời sống & Pháp luật
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bang-chung-khao-co-1-6-trieu-nam-tuoi-thay-oi-cai-nhin-cua-co-nguoi-ve-lich-su-ngon-ngu-a409051.html
Copy Link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bang-chung-khao-co-1-6-trieu-nam-tuoi-thay-oi-cai-nhin-cua-co-nguoi-ve-lich-su-ngon-ngu-a409051.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ