Hiến chương NATO có thể yêu cầu các ứng cử viên ủng hộ dân chủ, tự do cá nhân và pháp quyền, nhưng nó không thể ngăn chặn sự thụt lùi của nền dân chủ một khi các quốc gia gia nhập liên minh.
Nữ nhà báo nêu ví dụ nổi bật về điều này là thực trạng nền dân chủ ở các nước thành viên NATO là Hungary và Türkiye (Thổ Nhĩ Kỳ).
Nói một cách đơn giản hơn, liên minh NATO có tôn chỉ và cơ chế để “bảo vệ dân chủ từ bên ngoài” nhưng không thể phát huy nền dân chủ từ bên trong.
Việc Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là một câu chuyện cảnh báo cho NATO về khát vọng trở thành thành viên của Ukraine, tình hình chính trị, kinh tế và cuộc chiến chống tham nhũng của nước này đặt ra những câu hỏi khó chịu cho khối quân sự phương Tây.
Mark Hanna chỉ ra, ban lãnh đạo NATO thường phản bác những tuyên bố của Moscow, rằng liên minh này không chống lại Liên bang Nga mà để bảo vệ nền dân chủ phương Tây.
Các quan chức EU và NATO đã nhiều lần tuyên bố rằng, Ukraine còn lâu mới hội tụ đủ tiêu chuẩn để gia nhập các cơ cấu này và nếu NATO cũng không đủ khả năng thúc đẩy nền dân chủ của Kiev thì khối này kết nạp Ukraine để làm gì? Và tại sao vẫn chống lại Điện Kremlin? Không có câu trả lời nào có thể dung hòa được sự mâu thuẫn này.
Bà Hanna tin rằng, những mâu thuẫn này là nguyên nhân chính, cơ bản và thực sự khiến Kiev không thể được chấp nhận gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương trong tương lai gần.