Bắt nạt không còn giống trước đây

21/04/2023, 08:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo nghiên cứu, bắt nạt về bản sắc cá nhân, hội đồng và bắt nạt trên mạng có tác động lớn nhất đến tinh thần người bị hại.

Theo John Rovers, giáo sư Dược học lâm sàng tại ĐH Drake (Iowa, Mỹ), thay vì mong thanh thiếu niên thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần, nhà trường và gia đình cần phối hợp để khắc phục vấn đề trên.

Làm gì đối với kẻ bắt nạt?

Ông Rovers cho biết có 3 kiểu người liên quan đến một vụ bắt nạt gồm kẻ bắt nạt, nạn nhân và đứa trẻ vừa bị bắt nạt vừa bắt nạt người khác.

Tiến sĩ Hina Talib, phó giáo sư Nhi khoa lâm sàng tại ĐH Y khoa Albert Einstein (Mỹ), cho biết cả 3 đều cần được hỗ trợ.

"Phản ứng đầu tiên của phụ huynh sau khi biết con mình bắt nạt người khác là trừng phạt chúng. Tuy nhiên, họ cần tìm hiểu sâu hơn những gì đã xảy ra với con mình", cô nói.

Theo tiến sĩ Talib, lũ trẻ có thể có lý do để đi bắt nạt người khác. Quan trọng là cha mẹ chúng phải hiểu rằng chúng cũng đang bị tổn thương và bày tỏ sự quan tâm cũng như đồng hành cùng con vượt qua điều đó.

Ông Rovers cho biết có nhiều ý kiến ​​về động cơ thúc đẩy hành vi bắt nạt, nhưng nhìn chung, có thể trẻ em đang bắt chước cách người lớn hành động để giải quyết mâu thuẫn mà chúng nhìn thấy được. Từ đó, những thanh thiếu niên này có thể cho rằng bạo lực là một cách để tự bảo vệ mình.

Làm gì cho nạn nhân?

Những đứa trẻ đang bị bắt nạt không phải lúc nào cũng trực tiếp nói với người lớn về những gì chúng phải trải qua. Do đó, tiến sĩ Talib khuyến khích phụ huynh để ý và quan tâm con nhiều hơn. Nếu đủ sát sao, họ có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường ở con như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, đau bụng và trốn học.

Sau khi quan sát hành vi bất thường của con, phụ huynh có thể thực hành bước tiếp theo là hỏi chuyện.

"Cha mẹ có thể không cần hỏi trực tiếp con mình. Mọi người có thể dẫn con đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc hỏi chuyện qua bạn con", cô gợi ý.

Nếu phát hiện con mình là nạn nhân của bắt nạt, tiến sĩ Talib khuyên phụ huynh nên liên hệ với nhà trường và gia đình khác để cùng nhau xây dựng kế hoạch hành động và bảo vệ con em mình.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/bat-nat-khong-con-giong-truoc-day-post1423888.html
Copy Link
https://zingnews.vn/bat-nat-khong-con-giong-truoc-day-post1423888.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắt nạt không còn giống trước đây