Quý I/2023, nguồn cung đạt khoảng 25.000 sản phẩm, chủ yếu là hàng tồn kho từ các dự án mở bán trước đó. Thị trường thiếu vắng hẳn thông tin mở bán từ những dự án mới hoàn toàn.
Trong khi nguồn cung khan hiếm, nhu cầu cũng sụt giảm vì nhiều lý do, bao gồm lãi suất cao, khó khăn trong vay vốn mua bất động sản, sản phẩm không hấp dẫn…
Theo khảo sát của VARS, trong 5 tháng đầu năm, có 554 doanh nghiệp BĐS giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước khi chỉ có 1.744 doanh nghiệp thành lập mới.
Bên cạnh đó, thị trường BĐS vẫn gặp khó khăn về dòng tiền, điều kiện cho vay bị siết chặt, sức mua chưa có dấu hiệu cải thiện,... khiến doanh thu của các Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản cũng sụt giảm nghiêm trọng. Trong đó, 39% doanh nghiệp có doanh thu quý 1/2023 sụt giảm tới 20% - 50% và 61% sụt giảm trên 50% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê, cả nước có trên 95% doanh nghiệp BĐS phải thu hẹp quy mô lao động
Dữ liệu từ 20 doanh nghiệp BĐS có tổng tài sản lớn nhất (tính tại thời điểm ngày 31-12-2022) cho thấy, có tới 6 DN phải cắt giảm nhân sự đáng kể trong năm 2022.
Tính chung, cả nước có trên 95% doanh nghiệp BĐS phải thu hẹp quy mô lao động và có tới 50% số doanh nghiệp phải giảm quy mô lao động hơn 20% so với quý II-2022.
Với các doanh nghiệp bất động sản còn hoạt động phải phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, lực lượng lao động. Thậm chí dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án dở dang; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO …
Nhận định về thị trường BĐS thời điểm này, các chuyên gia cho rằng, từ giữa năm 2022 tới nay, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung đã có nhiều diễn biến phức tạp và khó khăn chưa từng có trong khoảng 10 năm trở lại đây.