Trong thời đại y tế phát triển, tình trạng này được gọi là "bệnh lùn". Người mắc bệnh này được phát hiện nhiều trên thế giới nhưng không có tính tập trung như ngôi làng này.
Nguồn tin dẫn lời một số kết quả chụp X-quang của dân làng cho thấy, các khớp cơ thể của người dân không chỉ là dị tật cục bộ mà khe hở giữa khớp háng và chỏm xương đùi được nối với nhau, dính chặt với xương chậu khiến người bệnh đi lại, di chuyển khó khăn. Những thay đổi về xương như vậy khiến không gian tăng trưởng bị nén mạnh, biểu hiện chính là chiều cao ngừng phát triển.
Suy đoán từ các chuyên gia cho rằng, trong đợt thiên tai những năm 1930, lương thực tích trữ trong ngôi làng bị ẩm mốc. Khi đó giao thông tắc nghẽn, địa hình hiểm trở, việc cứu trợ khó khăn nên dân làng chỉ có thể sử dụng thức ăn bị nấm mốc để giải quyết cơn đói.
Fusarium là loại nấm sinh ra từ nấm mốc, nếu người ăn phải sẽ bị ức chế sự phát triển của mô sụn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Nếu ăn loại nấm mốc này lâu ngày sẽ gây tổn thương xương và dần dần khiến xương khớp bị biến dạng, cuối cùng sẽ trở thành giống như người lùn bây giờ.
Tính đến năm 2014, 36 trong số 80 cư dân của làng là người lùn, người cao nhất cao khoảng 117 cm, người thấp nhất có chiều cao 64 cm. Những nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy các thế hệ sau này dường như không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh lạ.
Dù không phủ nhận sự tồn tại của ngôi làng, chính quyền Trung Quốc vẫn cho đóng cửa khu vực này với khách nước ngoài. Những bức ảnh của người bản xứ được lan truyền kèm một nhiều tin đồn khác nhau.