Bị gắn mác "vô dụng", điểm chuẩn của ngành học này vẫn chạm mốc 27,7 điểm, đạt 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ

Kim Linh, Đinh Anh, | 23/08/2023, 17:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo công bố điểm chuẩn của các trường đại học top đầu, năm nay, ngành học này vẫn có sức hút mạnh mẽ với đông đảo thí sinh.

Ngành Quản trị Kinh doanh từng là một trong nhiều ngành học được các Tiktoker liệt kê trong danh sách gây tranh cãi "những ngành học vô dụng nhất Việt Nam". Nhiều ý kiến nhận định ngành học này "chung chung, sinh viên không có năng lực cạnh tranh và chỉ có thể làm sales, marketing".‏

Ngành có điểm chuẩn ở ngưỡng cao từ 26 - 27 điểm

‏Trên thực tế, Quản trị kinh doanh là một ngành đào tạo tất cả các kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể làm việc, thành lập và vận hành một doanh nghiệp hiệu quả. Cả nước hiện nay có khoảng hơn 150 trường đại học đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh.‏

‏Sinh viên ngành này sẽ được trang bị các kỹ năng như Xây dựng và tổ chức chiến lược, kế hoạch kinh doanh, Phân tích và đánh giá doanh nghiệp, Tổ chức và điều hành quá trình hoạt động kinh doanh,... cùng các kiến thức liên quan đến lĩnh vực khác như Marketing, Tài chính, Nhân sự.‏

‏Quản trị kinh doanh cũng là một ngành có sức hút lớn tại các trường ĐH Kinh tế top đầu cả nước. Điểm chuẩn năm 2023 của ngành Quản trị kinh doanh cũng dao động ở ngưỡng 26,04-27,7. Cụ thể:‏

‏Ngành Quản trị kinh doanh ‏Trường Đại học Ngoại thương lấy 27,7 điểm tổ hợp A00, giảm 0,5 điểm so với năm 2022. Các tổ hợp A01, D01, D03, D05, D06, D07 chênh lệch giảm 0,5 điểm. Đây là ngành có điểm chuẩn cao trong top đầu trụ sở chính Hà Nội của FTU. Tại cơ sở TP.HCM, ngành QTKD lấy 27,6 điểm.‏

‏Điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh chương trình hệ chuẩn, Học viện Ngân hàng ‏năm 2023 là 26,04 điểm cho tất cả các tổ hợp, hệ CLC lấy 32,65 điểm xét trên thang điểm 40 (nhân đôi môn Toán). ‏

‏Tại‏ Đại học Kinh tế quốc dân, ngành QTKD năm nay lấy điểm chuẩn 27,25 điểm, đồng nghĩa với việc thí sinh đạt 9 điểm/môn chưa chắc đã dỗ. Mức điểm này giảm nhẹ so với năm 2022 (27,45 điểm).‏

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm chuẩn ngành Quản trị Kinh doanh là 35,54 (thang điểm 40), cao nhất trong 3 ngành thuộc Lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý.‏

‏Ngành Quản trị kinh doanh tại ‏Học viện Tài chính ‏lấy điểm chuẩn 26,17 điểm, tăng nhẹ so với năm 2022 và là ngành có mức điểm cao nhất trong các chương trình chuẩn, xét trên thang điểm 30 năm 2023.‏

‏Điểm chuẩn ‏Đại học Thương mại lần lượt là 26,5 và 26,3 cho các ngành Quản trị Kinh doanh (Quản trị Kinh doanh) và Quản trị Kinh doanh (Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh). Năm 2022 các ngành này cũng lấy trên 26,1 điểm.‏

Bị gắn mác vô dụng, điểm chuẩn của ngành học này vẫn chạm mốc 27,7 điểm, đạt 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ - Ảnh 1.

Không có ngành học nào là vô dụng

Luôn bị gắn mác "vô dụng" song dựa theo số liệu thống kê tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của ngành Quản trị kinh doanh luôn ở ngưỡng cao. Chia sẻ trên Nhịp sống thị trường, PGS Đào Thị Minh Thanh - Trưởng khoa Quản trị kinh doanh của Học viện Tài chính, tỷ lệ sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của Học viện Tài chính tốt nghiệp năm 2021 có việc làm sau sau khi tốt nghiệp một năm đạt 99,15%. Vị này cho biết đây cũng là ngành học có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2021 có việc làm cao nhất trong tất cả các ngành của Học viện Tài chính.‏

‏Tại ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, HV Ngân hàng, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của ngành quản trị kinh doanh cũng ở mức cao, dao động 92-97%.‏

Bị gắn mác vô dụng, điểm chuẩn của ngành học này vẫn chạm mốc 27,7 điểm, đạt 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ - Ảnh 2.

Quản trị kinh doanh luôn là ngành "hot" tại Học viện Tài chính

‏Chia sẻ về nhu cầu tuyển dụng những sinh viên theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh, chị Đinh Thuận - Trưởng Ban tuyển dụng NonIT của Công ty CP VCCorp cho rằng do sự đa dạng về lĩnh vực được đào tạo nên khi các doanh nghiệp tuyển dụng những vị trí như Sale, Marketing, Nhân sự… vẫn luôn có ưu tiên nhất định với các bạn tốt nghiệp chuyên ngành này.‏

‏Bày tỏ quan điểm về một số nhận định cho rằng ngành quản trị kinh doanh là "vô dụng", PGS Đào Thị Minh Thanh từng chia sẻ trên Nhịp Sống Thị Trường: "Vấn đề nằm ở việc người học có tích lũy đủ kiến thức về ngành để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp hay không. Khi người học không đủ kiến thức về ngành quản trị kinh doanh có thể có cái nhìn sai lệch về ngành học này". ‏

‏Chị Đinh Thuận cũng khẳng định không có ngành học nào là vô dụng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tuyển dụng, chị cho rằng các bạn sinh viên phải tự nâng cao kiến thức, kỹ năng đồng thời xác định con đường nghề nghiệp ngay từ ngồi trên ghế nhà trường. Một khi có lộ trình rõ ràng, định hướng phù hợp, chắc chắn, sinh viên học ngành nào cũng có cơ hội nghề nghiệp như nhau. ‏

‏Chị cho rằng các bạn sinh viên phải tự nâng cao kiến thức, kỹ năng đồng thời xác định con đường nghề nghiệp ngay từ ngồi trên ghế nhà trường. Một khi có lộ trình rõ ràng, định hướng phù hợp, chắc chắn, sinh viên học ngành nào cũng có cơ hội nghề nghiệp như nhau.‏

‏Ngoài Quản trị kinh doanh, các ngành như Marketing, Ngôn ngữ Anh, Quản trị nhân sự cũng bị gắn mác "vô dụng" nhưng lại có sức hút với nhiều sĩ tử. Bằng chứng là điểm chuẩn năm 2023 của các ngành này luôn ở ngưỡng cao tại các trường đại học top đầu. ‏

Bị gắn mác vô dụng, điểm chuẩn của ngành học này vẫn chạm mốc 27,7 điểm, đạt 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ - Ảnh 3.

Nhiều ngành bị gắn mác "vô dụng" lại có điểm chuẩn cao ngất ngưởng tại ĐH Kinh tế quốc dân

‏Tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, điểm chuẩn ngành Marketing là 27,55, cao thứ 2 chỉ sau ngành Thương mại điện tử. Ngôn ngữ Anh trường này lấy 36,5 điểm (thang điểm 40), tương đương hơn 9 điểm/môn mới đỗ. Ngành Quản trị nhân lực cũng có điểm chuẩn trên 27 điểm. ‏

‏Ngành Marketing và Ngôn ngữ Anh Đại học Ngoại thương Hà Nội lần lượt có điểm chuẩn là 27,7 và 27,5 điểm. Ngành Ngôn ngữ Anh tại trường ĐH đào tạo ngoại ngữ nổi tiếng tại Hà Nội là ĐH Ngoại ngữ - ĐH QG Hà Nội lấy 35,55 điểm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị gắn mác "vô dụng", điểm chuẩn của ngành học này vẫn chạm mốc 27,7 điểm, đạt 9 điểm/môn vẫn chưa thể đỗ