Bí quyết giúp trẻ phát triển trí tuệ, rèn luyện trí thông minh

Phạm Hoa - Việt Anh | 11/12/2023, 10:53
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Não bộ là cơ quan phát triển nhanh nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Giai đoạn phát triển này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như trí tuệ .

Thời điểm vàng kích thích não bộ cho trẻ

Não bộ đóng vai trò là trung tâm chỉ huy của cơ thể. Bộ não chịu trách nhiệm điều khiển các chức năng của cơ thể như vận động, biểu đạt cảm xúc, nhận thức, tiếp nhận và xử lý cũng như ghi nhớ thông tin…

Ngay từ khi lọt lòng, não bộ của trẻ nhỏ đã chứa một số lượng lớn tế bào thần kinh cần thiết. Tuy nhiên, sự kết nối giữa những tế bào thần kinh này chưa thực sự hoàn thiện và hoạt động như ở người trưởng thành. Khi kết nối thần kinh hoàn thiện, giúp trẻ vận động và suy nghĩ theo những cách khác nhau và phức tạp dần lên.

Theo nghiên cứu khoa học, thời điểm từ 0 – 6 tuổi, đặc biệt là trước 3 tuổi, là giai đoạn mà não bộ phát triển nhanh nhất. Thời điểm từ 0 – 3 tuổi ở trẻ nhỏ, mỗi giây các tế bào thần kinh sẽ thực hiện hàng ngàn kết nối. Những kết nối này đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện, phát triển các chức năng của bộ não, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như trí tuệ của trẻ. Giúp trẻ hình thành được những kỹ năng quan trọng như giao tiếp, giải quyết vấn đề… góp phần ảnh hưởng đến khả năng học tập, tạo nền tảng cho sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Hơn nữa, các ghép nối này chỉ xảy ra duy nhất trong những năm tháng đầu đời, chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, có phương pháp hợp lý để dạy dỗ, chăm sóc con trẻ, tránh bỏ lỡ thời điểm vàng này. Nếu giai đoạn này bị bỏ lỡ, trong giai đoạn tiếp theo khi trẻ đã lớn, các kết nối này khó được hình thành.

phat-trien-tri-nao-cho-tre.png
Giai đoạn phát triển này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức cũng như trí tuệ .

Khắc phục các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng phát triển trí não của trẻ

Yếu tố di truyền: Sự phát triển trí não của trẻ liên quan đến yếu tố di truyền như gene di truyền, bệnh tật… Trong gia đình có tiền sử bệnh nào đó, trẻ có nguy cơ hay mắc phải bệnh cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé. Hãy đảm bảo rằng em bé luôn ở trạng thái tăng trưởng bình thường.

Yếu tố môi trường sống: Môi trường sống được đánh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí não, cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường lành mạnh sẽ có sự phát triển tối ưu. Môi trường với sự yêu thương, chia sẻ, dạy dỗ phù hợp đảm bảo trẻ lớn lên một cách hài hòa, cân đối và hoàn hảo nhất.

Yếu tố sức khỏe: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu, dễ nhiễm bệnh, do đó cần quan tâm chăm sóc sức khỏe chu đáo. Trẻ mắc bệnh mãn tính, bệnh truyền nhiễm cơ thể gầy yếu, chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác.

Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm… Ngoài ra cha mẹ hãy chú ý đến bệnh suy dinh dưỡng, còi xương làm cơ thể trẻ trở nên yếu đuối, phát triển không đồng đều.

Yếu tố môi trường giáo dục: Giáo dục có ảnh hưởng lớn một cách trực tiếp đến nhân cách và sự phát triển của trẻ nhỏ. Cha mẹ cần xác định sẽ trở thành người thầy đầu tiên của trẻ ngay trong môi trường gia đình. Trẻ được dạy dỗ bằng những phương pháp khoa học, phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo nguyên tắc khoa học sẽ hình thành nhân cách tốt, phát triển trí não, thông minh, nhanh nhẹn.

tri-nao-tre-nho.png
Não bộ là cơ quan phát triển nhanh nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ

Tạo thói quen giúp trẻ rèn luyện trí thông minh

Theo khoa học chứng minh, não bộ luôn có cơ chế loại bỏ những thông tin lâu ngày mà chúng ta không sử dụng. Chính vì vậy, việc tạo thói quen tốt cho trẻ rất hữu ích trong việc rèn luyện trí thông minh.

Khi một hoạt động, hành động hay thậm chí là lời nói được lặp đi lặp lại trong một thời gian, não bộ sẽ hình thành những “rãnh nhăn” mà ta gọi đó là phản xạ hay thói quen. Hãy tạo cho trẻ những thói quen tốt, tránh việc trẻ mải chơi, xao nhãng hoặc thiếu tập trung.

Bố mẹ sẽ là những tấm gương phản chiếu tính cách con trẻ trong những năm đầu đời. Vì vậy, phụ huynh cần hết sức lưu ý về việc hình thành thói quen tốt giúp trẻ rèn luyện trí thông minh. Ví dụ, hãy tạo thói quen học tập cho trẻ, tránh cho trẻ quá mải chơi, thiếu tập trung. Dạy trẻ cách quan sát, tư duy, hỏi ý kiến người lớn trước khi làm một việc gì đó.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên bắt ép con trẻ quá khuôn khổ, hãy sắp xếp một thời gian biểu hợp lý để con trẻ thích nghi dần theo độ tuổi của bé. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia, tìm hiểu thêm thông tin về việc rèn luyện trí não cho con trẻ…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí quyết giúp trẻ phát triển trí tuệ, rèn luyện trí thông minh