"Biến" phế thải thành đồ dùng, đồ chơi cho trò

Dung Nguyễn | 29/03/2022, 16:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để trẻ mầm non có thể học thông qua chơi, giáo viên tận dụng vật liệu tái chế làm đồ dùng, đồ chơi.

“Trẻ mầm non rất hiếu động, tinh nghịch và khó nhớ mặt chữ. Do đó, tôi sáng tạo ra những mô hình nhiều màu sắc để thông qua trò chơi các em có thể học chữ và đếm số, như: Vui cùng cây xanh, chú sâu, đoán hình…, biết cách chăm sóc cây xanh và gìn giữ môi trường sống của mình”, cô Thiên Nga chia sẻ.

Chiếc hộp cùng bé khám phá của cô Mai Thạnh nhằm giáo dục trẻ kỹ năng sống hàng ngày.

Phù hợp tâm lý, lứa tuổi

Ông Thái Khắc Hòa, Trưởng phòng GD&ĐT TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum), cho biết: Với mong muốn tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi trong các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố, đơn vị đã tổ chức Hội thi “Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cấp học mầm non”.

Hội thi nhằm tăng cường, bổ sung đồ dùng, đồ chơi tại các cơ sở giáo dục. Đồng thời, khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, khả năng sáng tạo trong phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi dạy học. Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp với cha mẹ qua việc làm và hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động học tập, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. Thông qua hội thi, phòng sẽ tuyển chọn những bộ đồ dùng, đồ chơi tự làm có chất lượng để nhân rộng và đưa vào sử dụng góp phần làm phong phú nguồn đồ dùng, đồ chơi dạy học tự làm của các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố.

Cô Trần Thị Tình, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tuổi Hoa (xã Đắk Năng, TP Kon Tum), cho hay: Toàn trường có 200 học sinh, trong đó hơn 70% là người dân tộc thiểu số. Mặc dù, được đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học nhưng để phục vụ nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ, giáo viên luôn sáng tạo, tự làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi.

“Khoảng 40% đồ dùng, đồ chơi của trường do giáo viên tự làm. Những bộ đồ dùng tự làm từ vật liệu tái chế giúp các em vừa học, vừa chơi, nâng cao chất lượng dạy và học”, cô Tình chia sẻ.

Những bộ đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm lý, bảo đảm mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, những bộ đồ dùng, đồ chơi này phải được thiết kế phù hợp với các nội dung đa dạng: Hướng dẫn các hoạt động phát triển các lĩnh vực giáo dục thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thực hành kỹ năng sống... - Ông Thái Khắc Hòa
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/bien-phe-thai-thanh-do-dung-do-choi-cho-tro-kGbtJcy7R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/bien-phe-thai-thanh-do-dung-do-choi-cho-tro-kGbtJcy7R.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"Biến" phế thải thành đồ dùng, đồ chơi cho trò